Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

tien nguyen

hiến pháp là gì?từ khi ra đời, nhà nước đã ban hành những hiến pháp nào ?nêu ý nghĩa từng hiến pháp?

Chu Thị Cẩm Anh
28 tháng 4 2019 lúc 23:32

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp luật, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia – ban hành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt.

Từ năm 1946 đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã có 5 lần ban hành Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp được ban hành đều chứa đựng tinh hoa của nền lập pháp Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của cả dân tộc.

Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ một bản hiến pháp nào trên thế giới. Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới trên mọi phương diện. Đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà... là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi á Đông... Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”.

Hiến pháp năm 1959.

Hiến pháp khẳng định nhà nước ta là nhà nước cộng hòa dân chủ, tất cả quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp ghi nhận những thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) được ghi nhận bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước (tại lời nói đầu). Hiến pháp cũng khẳng định nước Việt Nam là một khối thống nhất, không thể chia cắt. Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, nó là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.

Hiến pháp năm 1980.

So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 có nhiều sự đổi khác. Về chế độ chính trị, Hiến pháp xác định bản chất của nhà nước là chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hiến pháp năm 1980 thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và xã hội trong một Điều của Hiến pháp – Điều 4. Về kinh tế, Hiến pháp năm 1980 quốc hữu hóa toàn bộ đất đai (Điều 19). Đồng thời, theo Điều 18, Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kế tục các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 xác định thêm một số quyền của công dân phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, một số quyền mới trong Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với thực tế của đất nước nên ko có điều kiện vật chất bảo đảm thực hiện (ví dụ: quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền, quyền được học tập không phải trả tiền…). Tổ chức bộ máy nhà nước được thiết kế theo mô hình đề cao trách nhiệm tập thể như thành lập Hội đồng nhà nước (thực hiện chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước), Hội đồng Bộ trưởng.

Tóm lại, Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 đánh dấu sự chuyển mình của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các bản Hiến pháp trước. Hiến pháp năm 1992 đã đánh dấu sự phục hưng và phát triển nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam trong thời gian 20 năm sau khi có hiệu lực.

Hiến pháp 2013 .

Hiến pháp 2013 với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung hết sức quan trọng, nhất là các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường...; là cơ sở hiến định quan trọng mở đường cho việc tiếp tục thực hiện cải cách và phát triển mọi mặt của đất nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Tien Ngoc
Xem chi tiết
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Sy Vo
Xem chi tiết
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
đinh mai
Xem chi tiết
Linh Thùy
Xem chi tiết
nguyen viet
Xem chi tiết