1. Về các kiểu câu đơn Có hai cách phân loại câu: a) Phân loại câu theo mục đích nói: - Câu trần thuật: để nêu một nhận định có thể đánh giá đúng - sai. - Câu nghi vấn: để hỏi (ai, bao giờ, ở đâu, bằng cách nào, để làm gì...) - Câu cầu khiến: để đề nghị, yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu (hãy, đừng, chớ, nên, không nên...) - Câu cảm thán: để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp (ôi, trời ơi, than ôi!...) b) Phân loại câu theo cấu tạo: - Câu bình thường: cấu tạo theo mô hình C - V. - Câu đặc biệt: không cấu tạo theo mô hình C - V. 2. Về các dấu câu. - Dấu chấm: · Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật; dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn; dấu chấm than đặt ở câu cầu khiến, câu cảm thán. · Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến; đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định dễ biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. · Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là: o Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ; o Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong cầu; o Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó; o Giữa các vế của một câu ghép, o Giữa các vế của một câu ghép. - Dấu chấm phẩy được dùng để: · Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; · Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. - Dấu chấm lửng được dùng để: · Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; · Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng; · Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. - Dấu gạch ngang có những công dụng sau: · Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; · Đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; · Nối các từ nằm trong một liên danh.
mk k biết kẻ bảng nhưng tặng mk 1 tick nha các bn