Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Văn Khánh

Hãy viết một bức thư về người hùng của em. (nincanda trong phim "Đứa cháu vô thừa nhận")

Thời Sênh
1 tháng 1 2019 lúc 20:45

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 12 năm 2018

Chào các bạn, hôm nay là một ngày mưa, tôi bỗng thấy nhớ mẹ tôi quá, mẹ là người hùng trong lòng tôi. Có thể các bạn thấy lạ bởi khi nhắc về người hùng người ta thường mường tượng đến những người đàn ông vai dài sức rộng, một người nào đó vĩ đại lắm. Nhưng đối với tôi mẹ là người hùng duy nhất, chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi, trong cuộc đời tôi.

Mẹ tôi là một nông dân chính hiệu, cuộc đời mẹ tôi đã hứng chịu mọi gian nan, vất vả, ngay từ thời mẹ còn tấm bé đã chịu đủ mọi khổ cực. Mẹ không có một gia đình hoàn chỉnh, bởi từ ngày mẹ tôi 4 tuổi ông bà ngoại đã ly hôn, rồi cả hai lại nhanh chóng đi bước nữa, có những người con của riêng mình, mẹ trở thành một đứa trẻ mồ côi trong chính ngôi nhà của mình. Mẹ lớn lên dưới sự chăm sóc bảo bọc của cụ ngoại, nhưng cuộc sống nghèo khó vất vả, đã khiến mẹ phải liên tục bươn chải để kiếm sống, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, việc học cũng vì thế mà dang dở, mẹ tôi phải nghỉ học từ năm lớp 5. Năm 18 tuổi, mẹ đi lấy chồng, thú thật bố tôi đã ly hôn một lần rồi mới đến với mẹ, ngày cưới mẹ không được mặc váy cưới, tiệc đãi cũng chỉ tầm chục mâm, có lẽ đó là nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của mẹ, bởi mẹ luôn lâm vào trầm tư mỗi khi nhắc về kỷ niệm ấy.

Ngày mới cưới bố, mẹ phải chịu sự ấm ức bởi bà nội tôi vốn là người khó tính, cuộc sống mẹ chồng nàng dâu quả thật không hề dễ chịu. Bố tôi vì thương mẹ tôi, quyết tâm vào Nam đi làm kinh tế mới với hai bàn tay trắng, cuộc đời mẹ cũng vì thế mà cũng bước sang một trang mới. Vào miền Nam cũng là lúc mẹ có thai tôi, chẳng như những bà bầu khác được nghỉ ngơi, chân ướt chân ráo đi lập nghiệp, mẹ chỉ còn còn cách cố gắng đi làm thuê cho người ta để kiếm miếng cơm manh áo, công việc nào cũng nặng nhọc, mãi tận đến ngày sinh. Bữa cơm thường chỉ là những ngọn rau dại mọc quanh túp lều đi mượn, cùng đôi con cá khô, bố kể có những hôm mẹ thèm miếng thịt mà bố cũng không có tiền để mua, thương lắm. Nghèo khó hành hạ con người ta, bố mẹ không thể đi bệnh viện mà chỉ nhờ một bà mụ gần đó về đỡ, qua bao đau đớn, cuối cùng tôi cũng ra đời, nhưng mẹ tôi yếu đi rất nhiều, vì không được kiêng cữ đúng cách. Tôi thương mẹ tôi nhiều lắm, mỗi lần nghe bố kể chuyện thuở hàn vi, tôi chỉ chực trào nước mắt vì thấy mẹ khổ quá, hi sinh nhiều vì gia đình, vì cuộc sống mà phải lam lũ vất vả.

Cuộc sống gia đình tôi có khởi sắc khi cuối cùng bố mẹ cũng dành dụm được một số tiền tậu lấy mảnh đất nhỏ, trên mảnh đất đầy cỏ tranh cùng với những bụi lồ ô rậm rạp, cũng một tay bố mẹ tôi khai khẩn rồi trồng lên những cây cà phê đầu tiên. Nhưng trời không chiều lòng người, khi đến vụ thu hoạch thì cà phê mất giá chỉ còn ba ngàn đồng trên một ký, mẹ tôi với sự kiên cường của một người đàn bà thép đã bàn bạc với bố, quyết tâm trồng rau đém bán, lấy ngắn nuôi dài. Hằng ngày cứ ba rưỡi sáng bố mẹ lại lọ mọ đi cắt rau chất đầy vào hai cái thúng để mẹ đem bán. Lúc ấy cả xã ai cũng biết mặt mẹ tôi, giờ gặp lại họ vẫn thốt lên "Ơ, Lệ bán rau ngày xưa đây mà!" đầy hoài niệm, dấu chân của mẹ đã in mòn khắp mọi nẻo đường, đôi vai gầy guộc vẫn ngày ngày gánh rau đi bán, chắt chiu từng đồng để nuôi cả gia đình. Có những lúc tôi nghĩ liệu có khi nào đôi vai ấy sụp xuống, liệu có bao lần mẹ đã khóc thầm mà tôi không biết?

Mẹ tôi là một người vô cùng nghiêm khắc, mẹ sống rất tiết kiệm, công việc trong ngoài gia đình đều do một tay mẹ chu toàn, bởi bố tôi vốn là một người không cẩn thận. Mẹ rất yêu thương chị em tôi, tôi vẫn nhớ như in từng lời dạy, từng cái nắm tay khi mẹ dạy tôi viết những con chữ đầu tiên, ký ức chỉ như mới vừa hôm qua. Ôi, sao ấm áp đến thế! Tuổi thơ tôi là bóng dáng mẹ đi chợ về, tôi lúc nào cũng ngóng trông để được cái bánh rán, cái kẹo mút, thứ quà quý giá của tuổi thơ. Rồi là những hôm trời mưa gió mẹ đưa chúng tôi đi tiêm phòng, khắp nơi nước lũ dâng lên tới bắp chân, mẹ đặt chị em tôi vào đôi quang gánh của mẹ, rồi gánh đi, vượt cả chục cây số để đến được trạm xá. Tôi sợ tiêm, mẹ lại ôm tôi vào lòng dỗ dành, lời mẹ như liều thuốc tê ngọt ngào làm tôi quên hết tất cả đau đớn.

Sau này khi lớn lên, mẹ lại nghiêm khắc dạy dỗ chúng tôi, mẹ không muốn tôi ỷ lại, mà phải biết cách tự lập và lo cho bản thân từ sớm, nhờ công của mẹ mà từ năm học lớp 2 tôi đã biết bắc một nồi cơm hoàn chỉnh, lớp 3 đã có thể nấu bữa cơm đơn giản, lớn hơn xíu nữa tôi đã có thể phụ bố mẹ công việc vườn tược, so với bè bạn trang lứa tôi là đứa tự lập nhất. Cho đến hôm nay tôi đã 14 tuổi, mẹ tôi cũng già đi nhiều, cuộc sống cũng đã khá giả hơn trước, nhưng chưa khi nào tôi thấy mẹ ngơi nghỉ và sống cho bản thân. Mẹ vẫn luôn như thế, quần quật lao động, không quản mưa nắng, mẹ bảo: "Những gì mẹ cố gắng hôm nay đều là vì tương lai của các con, mẹ không muốn sau này con phải cực khổ như mẹ ngày xưa, tủi lắm con ạ", rồi mẹ rơi nước mắt, lần đầu tôi thấy mẹ khóc, thật đúng "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ", cũng chẳng ai hi sinh nhiều như mẹ.

Mỗi lúc tôi gặp khó khăn, hay có những vấn đề nan giải, mẹ như là một vị quân sư tài ba luôn cho tôi những phương hướng, gợi ý để tôi có thể tự giải quyết được. Lúc tôi lớn lên, học lớp lớn hơn, mẹ không còn giúp đỡ cho việc học của tôi được nữa, mẹ trầm tư ánh mắt buồn buồn, vuốt đầu tôi: "Mẹ ít chữ, chẳng giúp gì con được, con hãy cố gắng nghe thầy nghe thầy, hỏi bạn để học tập cho tốt". Từ đôi mắt ấy của mẹ, tôi thấy nỗi xót xa tràn ngập trong đáy mắt, khóe mắt mẹ nay đã thêm vài nếp nhăn, làn da mẹ cũng sạm đen vì mưa nắng, đôi tay vốn thon gầy, nay trở nên gân guốc, thô ráp, xù xì. Nhưng tôi thích nắm đôi bàn ấy nhất, khi những mảng chai sần miết vào tay tôi, lòng tôi lại càng thêm quyết tâm học hành thành người, để mai sau đủ sức cho mẹ một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc. Cuộc sống vất vả khiến cơ thể mẹ mang nhiều bệnh tật, nhưng mẹ chưa bao giờ cho chị em tôi biết, mẹ cứ chịu đựng một mình như thế, có lẽ mẹ sợ chúng tôi lo lắng, càng như vậy tôi lại càng thương mẹ nhiều hơn. Cả cuộc đời mẹ vất vả nhiều, nhưng chưa bao giờ mẹ oán than nửa lời, mỗi lần mẹ nhìn tôi trìu mến, tôi lại càng hiểu rằng mẹ tin tưởng và đặt hi vọng ở tôi rất nhiều, mong đứa con gái lớn của mẹ sẽ nên người, có một cuộc sống hạnh phúc, chẳng phải bôn ba lo nghĩ nhiều như mẹ, vậy thì mẹ mới có thể yên tâm. Tôi dặn lòng mình không được phép để cho mẹ thất vọng, bởi mẹ đã khổ nhiều, tôi khống muốn thành mối lo trong lòng mẹ thêm nữa. Mẹ tôi, người hùng tuyệt vời, người hùng duy nhất, mẹ là tượng đài không ai có thể thay thế trong lòng tôi, niềm tin của mẹ sẽ là ngọn đèn soi sáng dẫn bước tôi vào tương lai.

Xin chào các bạn và hẹn gặp lại!


Các câu hỏi tương tự
Hoàng linh
Xem chi tiết
Thị Ngọc Thảo Đinh
Xem chi tiết
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Lâm Hàn Hạo
Xem chi tiết
Mr.Zoom
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trng
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết