Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đình Tân

Hãy viết một bài văn về quan hệ giữa Việt Nam và Lào.

Help tớ với các cậu!

Ngô Thị Thanh Huyền
6 tháng 8 2017 lúc 21:07

tiếng việt nha bạn đừng cho tiếng anh vào đề này bạn nào siêng xem thời sự là được a nói vậy nhưng mình cũng không xem thời sự :)

Phạm Minh Thư
6 tháng 8 2017 lúc 21:36

Bài văn? Hơi dài á =)) Thì cứ nói về sự đoàn kết, thương mại,... là được mà

Nguyễn Thị Ngọc Bảo
6 tháng 8 2017 lúc 21:47

Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng là Quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở mối quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Làongày 5/9/1962.

Về phần chính trị và quân sự, cuối thập niên 1950, Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng tuyến đường qua biên giới với Lào để vận chuyển nhân lực và vật lực từ miền Bắc vào miền Nam, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Trong chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, Việt Nam có trợ giúp cho quốc gia đồng minh của mình, gửi quân từ Sư đoàn Bộ binh Việt Nam 2 đến sân bay Baan Nakok tại Xayabury để hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Lào.

Tháng 7 năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào lại được củng cố nhân dịp kỷ niệm 15 năm thực hiện hiệp ước năm 1977. Đại sứ và lãnh sứ quán hai nước đã được thiết lập đầy đủ.

Về giáo dục và đào tạo, Việt Nam đã và đang giúp đào tạo cho cán bộ của Lào, nhiều người tốt nghiệp từ các trường học tại Việt Nam đã và đang đảm trách các cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước Lào.

Về phần Kinh Tế, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Lào. Đến thời điểm tháng 4 năm 2012, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ. Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được nuôi dưỡng, phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn.

Phạm Minh Thư
6 tháng 8 2017 lúc 22:01

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Me Kong, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ truyền thống, thuỷ chung, gắn bó lâu đời. Với phương châm đầy tính nhân văn và ý nghĩa chính trị sâu sắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn "giúp bạn là mình tự giúp mình", hai dân tộc Việt Nam và Lào luôn kề vai, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, xây đắp nên mối tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản vô giá, nguồn lực quý báu và là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự thành công của cách mạng mỗi nước.

Cách đây 55 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và Lào bước vào giai đoạn khó khăn, ác liệt, nhưng với những thắng lợi quan trọng cả về chính trị, quân sự, ngoại giao của cách mạng Lào, Hiệp định Geneva 1962 về Lào đã được ký kết, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng hai nước Lào và Việt Nam. Ðây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Sau khi hai nước được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, để đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu, hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977, trong đó nhấn mạnh: "Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào được tôi luyện trong mấy chục năm đồng cam cộng khổ, cùng chiến đấu, cùng chiến thắng kẻ thù xâm lược, cùng hợp tác và giúp đỡ nhau xây dựng đất nước là một truyền thống quý báu, một sức mạnh vô địch của hai dân tộc, hai Đảng...". Bốn mươi năm qua, Hiệp ước đó đã trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ giữa hai nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng 55 năm qua, chúng ta có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt hiếm có giữa hai dân tộc, bởi lẽ: Đó là mối quan hệ phát triển bền vững từ quan hệ truyền thống thân thiết trở thành quan hệ đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng và cùng các đồng chí Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp; đó là mối quan hệ thể hiện những ước vọng tha thiết của nhân dân hai nước là đoàn kết, giúp nhau chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa hai quốc gia; đó là mối quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững mang tính xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, các chặng đường, bước trước chuẩn bị cho bước sau tiếp tục phát triển đưa tới những thắng lợi lịch sử của hai nước Việt Nam, Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, mỗi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như mỗi thành tựu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay của Việt Nam đều gắn liền với sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào. Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, nhân dân Lào đã dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trong trái tim của mỗi người Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Việt - Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".

Trên tinh thần đó, hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta quyết tâm cùng nhau mãi mãi duy trì và phát triển mối quan hệ thủy chung, trong sáng - tài sản vô giá của hai dân tộc cho muôn đời con cháu mai sau, như lời Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản từng nói "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông".

Một lần nữa, thay mặt Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành chúc nhân dân các bộ tộc Lào anh em, dưới sự lãnh đạo của Ðảng NDCM Lào do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn kính mến đứng đầu, thu được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh.

Đây là bài tham khảo, chúc bạn học tốt nhé!!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
7 tháng 8 2017 lúc 13:00

Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ. Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được nuôi dưỡng, phát triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa chính trị, nhân văn, mở ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là vũ khí sắc bén chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn. Dựa trên luận điểm về quyền dân tộc tự quyết, cơ quan lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đã nhất trí tiến hành liên minh, hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập tự chủ của bạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ Việt Nam sang công tác ở Lào phải hoàn toàn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là của Thủ tướng Xuphanuvông. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, không được bao biện...

Trịnh Ngọc Hân
7 tháng 8 2017 lúc 17:15

Đây là bài làm, mình đã đọc tất cả bài của các bạn rồi viết nên bài này...

Là hai nước láng giếng gần gũi, núi rừng liền một dải, cùng uống chung một dòng nước Me Kong, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hung vĩ , nhân dân hai nước Việt Nam –Lào đã cùng nhau xây dựng một mối quan hệ truyền thống, thủy chung và gắn bó từ rất lâu đời.

Có thể nói quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào là một mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Từ lịch sử đến hiện tại, hai nước luôn giữa mối đoàn kết hữu nghị, hợp tác đặc biệt. Với phương châm đầy tính nhân văn và ý nghĩa sâu sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Giúp bạn là tự giúp mình” hai dân tộc anh em láng giềng luôn kề vai, sát cánh bên nhau.

Lào-Việt chiến đấu hợp đồng đặc biệt
Và ở chiến trường Khe-sanh
Chúng tập trung làm nơi bàn đạp
Lùa quân tiến vào Bản Đông
Trực tiếp đến theo đường số 9
Bị Việt Nam chặn gốc, Lào đánh ngọn
Xác địch ngổn ngang đổ xuống ầm ầm.

Đó là bài thơ do một nhà thơ dân tộc Lào sáng tác, bài thơ rất điêu luyện tiếng dân tộc nhưng mang nặng tình nghĩa Việt –Lào. Trong những cuộc kháng chiến cũng vậy, các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân Lào. Nhắc đến kháng chiến ta dễ dàng chợt nhớ đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Những ngày đầu kháng chiến (1940-1954), tiếng súng gây tội ác của thực dân Pháp lại diễn ra liên tiếp ở cả hai nước Việt-Lào. Các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang với bạn, sống với dân bản, đi xây dựng cơ sở du kích quân, lấy lòng dân, ý Đảng mà gột dậy phong trào chiến tranh yêu nước, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả mà cùng quân Lào đánh đuổi lũ ngoại xâm, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, chân lý Cách mạng của chúng ta càng sáng suốt hơn, thủy chung hơn.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hung 55 năm qua, ta thật sự tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt và hiếm có giữa hai dân tộc. Mong rằng mối quan hệ hợp tác ấy sẽ mãi mãi duy trì và phát triển. Đối với tất cả nhân dân hai nước mối quan hệ là một tài sản chung quý báu và vô giá, và được con cháu muôn đời sau mãi giữ vững muôn đời.

Việt Nam đã và đang giúp đào tạo cho cán bộ của Lào, có thể thấy nhiều người đã tốt nghiệp từ các trường đại học Việt Nam đã và đang đảm nhiệm các cương vị trong bộ máy nhà nước của Lào. Về kinh tế, Việt Nam cũng là một trong những đối tác lớn nhất của Lào.Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ long yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sang,tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về long chân thành. Trải qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt cho dù các thế lực thù địch dung nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẻ. Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào- Việt Nam sẽ mãi được nuôi dưỡng.

Mối tình hữu nghị Việt - Lào đã ăn sâu vào tình cảm của nhân dân 2 nước từ nửa thế kỷ qua. Thật vậy, thuở còn thơ cắp sách tới trường tôi đã thuộc vần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“ Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy song cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.”

Nguyễn Hải Dương
7 tháng 8 2017 lúc 21:56
http://www.baomoi.com/de-cuong-noi-dung-chinh-12-chu-de-thi-viet-tim-hieu-lich-su-quan-he-dac-biet-viet-nam-lao/c/22889376.epi lao động là vinh quang nhá thực ra cx chả ai giúp mk nên cx tự làm thui :))
Nguyễn Hải Dương
7 tháng 8 2017 lúc 21:57

:D ko mún ns gì nhưng mk chỉ ns ==" lạy các má sao mấy má làm đc bài nagwns dậy

Thiên Dương
7 tháng 8 2017 lúc 22:00

đây là ngữ văn 8 thì học lop 8 ms gửi nhỉ ?...........


Các câu hỏi tương tự
TRỊNH NGỌC HÂN
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
thùy hà
Xem chi tiết
Nguyen Phuong
Xem chi tiết
Anh thư
Xem chi tiết
lê phạm gia hân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết