Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngu vip

hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.

Sáng Nguyễn
21 tháng 10 2016 lúc 19:41

Bộ nhớ máy tính bao gồm các hình thức, phương thức để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache...

Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự.

Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Nguyễn Thế Bảo
27 tháng 9 2016 lúc 15:43

* Bộ nhớ.
Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu.
 

- Bộ nhớ chia thành hai loại : Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

+ Bộ nhớ trong (Main memory) dùng để lưu chương trình và dữ liệu. Phần chính bộ nhớ trong là RAM (random access memory), khi máy tính tắt, mất điện toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất. (là bộ nhớ để đọc và ghi dữ liệu nên còn có tên read write memory).

+ Bộ nhớ ngoài (secondary memory) được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB….dữ liệu lưu trên BNN không bị mất khi ngắt điện.

 

CÔNG CHÚA CỦA BA
27 tháng 9 2016 lúc 18:05

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu :

Người ta chia bộ nhớ thành 2 loại : bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD / DVD, thiết bị nhớ Flash ( thường được gọi là USB ),.... Thông tin lưu trong bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Nguyễn Thuỳ Dung
30 tháng 9 2016 lúc 13:16

Bộ nhớ máy tính bao gồm các hình thức, phương thức để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).

Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy.

Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory):Tốc độ truy xuất nhanh;Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay;Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU;Bộ nhớ chính (main memory);Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.

Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài thùng máy, có thể dùng để mang đi lại được.

Bao gồm:

Bộ nhớ từ: đĩa cứng, Đĩa mềm,...Bộ nhớ quang: CD, DVD,...Bộ nhớ bán dẫn: flash disk, thẻ nhớ...Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ FlashROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ FlashROM đã lên tới 32GB (Samsung,Intel công bố năm 2005), trong tương lai, có thể FlashROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD...Cách phân biệt trong và ngoài như trên chỉ mang tính tương đối. Ví dụ các loại ổ cứng, ổ đĩa CD có thể gắn ngoài (qua giao tiếp USB, SATA)tốc độ truy cập nhanh. Ổ đĩa mềm có thể đặt vào máy, lấy ra khỏi máy dễ dàng. dung lượng bé tốc đọ quay chậm, tốc độ truy cập chậm. Đĩa CD và USB là những thiết bị nhớ có dung lượng tương đối cao đến hàng 100 MB và vài GB.
Thai Tran Anh Thu
4 tháng 10 2020 lúc 19:26

* Chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính:

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB)… Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Huyền Thương
Xem chi tiết
Nghiêm Thế Trọng
Xem chi tiết
L
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Công Lý
Xem chi tiết
Phạm Châu Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Vy
Xem chi tiết
Lê Hoàng Hà Nhi
Xem chi tiết
Tiểu thư Quỳnh Liên
Xem chi tiết