Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

Nội dung lý thuyết

BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

1. Mô hình quá trình 3 bước

- Tất cả các quá trình trong thực tế đều được trải qua 3 bước

 

=> Như vậy, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng đều trải qua 3 bước như trên. Do vậy, máy tính cần phải có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình 3 bước.

2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

- Máy tính ngày nay rất đa dạng và phong phú.

- Tuy nhiên tất cả đền được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra.

- Cấu trúc chung của máy tính gồm 3 khối chức năng cơ bản:

  • Bộ xử lí trung tâm.
  • Thiết bị vào.
  • Thiết bị ra.

- Để lưu thông tin trong quá trình xử lí, máy tính còn có thêm bộ nhớ.

- Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính do con người lập ra.

- Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.

a. Bộ xử lí trung tâm (CPU)

- Được coi là bộ não của máy tính.

- Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

b. Bộ nhớ

- Là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

- Gồm 2 loại:

  • Bộ nhớ trong: lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính là RAM. Khi máy tắt, các thông tin trong RAM sẽ bị mất.
  • Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Bao gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, bộ nhớ Flash (USB). Các thông tin vẫn được lưu lại khi tắt máy.

- Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ: Byte.

- Ngoài ra còn có các đơn vị dẫn xuất:

  • 1 KB  = 210 Byte = 1024 Byte
  • 1 MB = 210 KB = 1 048 576 Byte
  • 1 GB = 210 MB = 1 073 741 824 Byte

c. Thiết bị vào/ ra

- Còn được gọi là thiết bị ngoại vi.

- Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo giao tiếp với người sử dụng.

- Gồm 2 loại:

  • Thiết bị nhập dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét…
  • Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, loa…  

3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin

- Mô hình hoạt đông 3 bước của máy tính:

  • Input: bàn phím, chuột
  • Xử lý: CPU
  • Output: màn hình, máy in, loa

4. Phần mềm và phân loại phần mềm

a. Phần mềm là gì?

- Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị máy tính kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.

b. Phân loại phần mềm

- Gồm 2 loại chính:

  • ­ Phần mềm hệ thống: Là các chương trình tổ  chức việc quản lý, điều phối các hoạt động và chức năng của máy tính. VD: Hệ điều hành DOS, Windows 98, Windows XP…
  • ­ Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. VD: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ, phần mềm trò chơi…