1. Bộ máy quang hợp
1.1. Lá – cơ quan quang hợp
* Hình thái: Thường có dạng bản, có tính hướng quang ngang
* Giải phẫu:
- Lớp mô giậu: nằm sát ngay dưới lớp biểu bì trên, dày chứa nhiều lục lạp
- Lớp mô xốp: sát lớp mô giậu, có các khoảng trống gian bào lớn (nơi chứa CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp)
- Hệ thống mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền
1.2. Lục lạp – bào quan quang hợp
* Hình thái: thường có hình bầu dục nên thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng
* Cấu tạo: ngoài cùng là lớp màng kép, trong màng là chất nền (strôma) lỏng, nhầy, không màu. Chất nền bao quanh các hạt grana. Mỗi grana có 5 đến 6 túi tilacôit xếp thành chồng. Cấu tạo nên các tilacôit là các sắc tố, prôtêin, lipit.
* Thành phần hoá học: nước- 75%, prôtêin, muối khoáng
1.3. Sắc tố quang hợp
* Nhóm sắc tố lục clorophyl (diệp lục)
- Cấu tạo chung: 4 nhân pyron liên kết với nhau bằng các cầu nối mêtyl tạo nên vòng porphyrin với nguyên tử Mg ở giữa có liên kết thật và giả với các nguyên tử N của nhân pyron; hai nguyên tử H ở nhân pyron thứ 4; vòng xiclopentan và gốc rượu phyton có các nối đôi cách đều nhau
- Quang phổ hấp thụ: xanh lam (430nm) và đỏ (662nm)
* Nhóm sắc tố vàng carôtenôit
- Carôten (C40H56) là một loại cacbuahiđrô chưa bão hoà, không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ
- Xantôphyl (C40H56On(1-6) ) là dẫn xuất của carôten
- Quang phổ hấp thụ: 451 – 481 nm
* Nhóm sắc tố xanh phycôbilin
- Có vai trò quan trọng đối với tảo và các nhóm thực vật sống ở nước, gồm phicôerythrin và phicôxyanin
- Quang phổ hấp thụ: 550nm và 612 nm