Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.
Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ.
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".
Ở bảy dòng thơ đầu,tác giả dã nói về hạt gạo như mang vị phù sa,như mang hương sen,như mang lời mẹ hát.Tất cả những thứ đó đều đã thân thuộc với chúng ta từ nhỏ.Và ngụ ý của tác giả muốn nói lên rằng hạt gạo là quê hương,mang chỉ một vị nhưng đầy nghĩa tình quý báu.
Những câu thơ như "có bão tháng bảy","có mưa tháng ba","những trưa tháng sáu nói lên rằng mỗi hạt gạo phải trải qua bao nhiêu khó khăn,từ lúc nhỏ đến khi thành cây lúa trĩu bông phải đối diện với sự khắc nhiệt của thời tiết.Nó đều là món quá tinh túy của đất trời,nên chúng ta phải biết trân trọng.Những bông lúa vàng sắc nắng như chứa chan bao tình yêu thương của người nông dân.Họ đã không ngại khổ,bất chấp cả cái nắng đến cháy da cháy thịt,đến chết cả cá cờ của tháng sáu để có thể có được những món quà của tạo hóa.
Hạt gạo mà ta có chứa đựng tình đồng quê,thời gian và công sức của bao người.
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
Hãy biết trân trọng những hạt gạo này nhé!
muốn lẩm hạt gạo đâu rễ, ng nông dân phải vất vả nhiều.hạt gạo đc tạo ra nhờ mồ hôi , nước mắt . trong đó chứa vị phù xa của con sông kinh thấy mộc mạc , hương sen và lời ca ngọt ngào , câu hát vui của mẹ . muốn cho cây lúa tốt tươi thì ng nông dân có vai trò rất quan trọng nhất là những khi bão lũ , mùa mưa đi qua thì ngày hè nóng bức lại thay váo . trưa hè oi ả , ra ruộng cấy , nước nóng như ai đun làm chết cá , cua ngoi lên bờ chốn . như vaayj trong hoàn cảnh khắc nghiệt ,ng mẹ của tác giả ko quản khó khăn , chịu khó khăn xuống deo mạ . bài thơ cho e thấy cảnh khổ cựa của ng nông đân bao cấp , sự quý giá của hạt gạo và để mọi ng nhớ ơn ng nông dan đã làm ra những hạt gạo chắt lọc từ tinh hoa của đất trời
Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”. Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.
Đoạn thơ này nói về việc những người đã đổ mồ hôi,rơi nước mắt để làm ra những hạt gạo ngon lành cho ta ăn và tình mẹ bao la như biển núi dựa vào câu thơ:"
Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay
Công ơn của những người đã làm ra hạt gạo cũng được tác giả thể hiện sâu sắc ở 9 câu cuối.Tác giả cũng nêu lên những hạt gạo nhỏ bé ấy lại rất ngon ngọt làm cho bài văn dù giản dị mà thân thương .