Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa. Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích. Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô. Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!TICK CHO MÌNH NHATrên mình Bảng Đen tối, sáng thứ tư này, chỉ có một dòng chữ: Kiểm tra tập làm văn. Thời gian: 2 tiết, nên khá thoải mái. Tôi tha hồ ngắm nhìn lớp 6A5 trong 90 phút đồng hồ lao động sáng tạo nghệ thuật! Khi cô giáo Bích Nguyệt bước vào, giấy trắng có kẻ ô ghi điểm và lời phê đã nằm ngay ngắn, sẵn sàng trên mặt bàn. Bởi ai cũng muốn tận dụng tối đa thời gian làm bài. Tuy vậy, cũng vẫn có vài sự khác biệt trong lớp. Tôi thấy cậu Pháp, chuyên gia điểm 4, mặt nhăn nhó như khỉ ăn mừng. Chả là bài làm văn vừa rồi cậu bị tụt xuống điểm 3, vì suốt gần ba trang giấy không hề có một dấu chấm, dấu phẩy nào, khiến cô Bích Nguyệt xuýt tắc thở khi chấm bài của cậu. Ngược lại, bạn Hậu – cán sự văn, bạn Thủy – lớp phó học tập, mặt mũi tươi như hoa, hăm hở, háo hức được thể hiện mình. Các bạn ấy chẳng đều là học sinh khá, giỏi văn, học trò cưng của cô Nguyệt mà lị! Tiếng cô giáo vang lên, cắt ngọt dòng suy nghĩ của tôi: – Các em chép đề: Kể về một kỷ niệm sâu sắc trong những năm học tiểu học của em. Không khí trong lớp học xôn xao một chút. Người vui vẻ, kẻ lắc đầu, người cắm cúi viết ngay, người lại tranh thủ hỏi khẽ bạn bên cạnh: – Làm thế nào hả bạn? Tớ chẳng biết viết thế nào cả! Tiếng cô giáo lại vang lên, đầy uy lực nhưng vẫn rất dịu dàng: – Các em trật tự, khẩn trương làm bài đi! Lại im lặng… chỉ nghe tiếng mấy con chích chòe và chào mào ríu ra ríu rít trên vòm phượng ngoài sân trường; tiếng cây quạt trần cũ kĩ, cần mẫn quay ù ù như xay lúa. Cụ quạt vốn biết các cháu học trò làm bài căng thẳng nên ra sức mang gió mát đến, cố xua bớt đi cái nóng, cái oi nồng của trời hè. Những cái đầu bút bic, bút máy lia nhanh trên giấy. Tiếng giở giấy sột soạt. Lớp học thật chỉnh chu, nghiêm túc và yên ả. Ngắm hơn 40 cô cậu học trò lớp 6 ngây thơ đang giãi bày tâm sự, phơi mở tâm hồn mình lên mặt giấy, trong tôi cứ dội vang cái ước nguyện được làm người để kể lại biết bao kỷ niệm ăm ắp từ khi làm bạn với các lứa học trò. Có tiếng thút thít khe khẽ của một cô bé ngồi ở góc lớp. Không biết Phương Mi nhớ lại kỷ niệm gì mà xúc động thế? Cô giáo bước đến, nhẹ nhàng đặt tay lên Mi: – Bình tĩnh nào, em! Tiếng thút thít nhỏ dần. Tiếng ngòi bút vẫn chạy trên giấy sột soạt, sột soạt. Lớp 6A5 này hôm nay làm bài rất nghiêm chỉnh, hầu như không có hiện tượng quay cóp. Kỷ niệm mà! Mỗi người đều có kỷ niệm riêng của mình, không thích và không muốn giống kỷ niệm của người khác.
Nắng vẫn nhảy nhót ngoài hành lang, ngoài sân lốm đốm. Cô Bích Nguyệt nhìn đồng hồ nhắc: – Còn năm phút nữa! Dăm cô cậu đã buông bút, chăm chú đọc lại bài của mình. Hai chàng tiên phong đã tung tăng mang bài lên nộp. Còn đa số các bạn vẫn tranh thủ nước rút, tận dụng đến phút cuối cùng, viết mê viết mải như không còn biết trời đất gì! Tiếng trống hết giờ vừa điểm năm tiếng cô Bích Nguyệt tuyên bố: – Tất cả dừng bút! Ba phút cho việc thu bài, bắt đầu! Trực nhật lên xóa bảng, chuẩn bị cho tiết học sau. – Tiết sau là tiết toán, chắc mình phải làm việc vất vả lắm đây! Bảng đen vừa lau mặt vừa thì thầm tự nhủ.