Khi bạn thật sự biết mình là con người không hoàn hảo , như vậy có nghĩa là bạn đã hoàn hảo rồi đó , cái đáng sợ nhất là luôn muốn hoàn hảo cho chính mình , và từ đó nó là nguyên nhân bất toàn cho mỗi chúng ta . Như vậy người hoàn hảo là người luôn nhìn thấy cái bất hoàn hảo của chính mình , và từ đó bản thân lo chu toàn ; nhưng luôn biết rằng việc chu toàn này cũng sẽ là việc làm bất hoàn hảo vậy . Như vậy mới thật sự là hoàn hảo .
Đây là lối tư duy quán chiếu tâm thức ; mà Phật đã chỉ bày .
Phải xa lìa cái biết , tâm biết xa lìa cũng xa lìa luôn , cái xa lìa đó cũng phải xa lìa , khi không còn cái gì để xa lìa , như thế mới thật là đã xa lìa trong tâm thức .
Từ khi lọt lòng mẹ con người đã không thể đi và nói, thậm chí có người còn bị dị tật bẩm sinh. Các khả năng sống cơ bản dần hoàn thiện theo thời gian. Đến khi đi học, người thì giỏi toán, người thì giỏi văn, người thì giỏi nhạc, người thì giỏi vẽ… Mỗi người có gia đình, môi trường sống xung quanh và hưởng thụ sự giáo dục khác nhau, nhận thức của mỗi người về thế giới quan khác nhau. Từ đó hình thành nhân cách và tính cách khác nhau. Mỗi người có thể nói là sản phẩm rất đặc biệt của chính cuộc đời mình. Bạn là chính bạn và bạn sẽ không tìm được ai trên thế giới này giống bạn.
Trong suốt cuộc đời của mình, ai trong chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện mình và được hoàn hảo theo cách nghĩ của mình. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, đó là lý do cho mỗi người phấn đấu hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn. Ngay cả Đức Phật còn chưa hoàn hảo vì chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình thì những người bình thường như chúng ta làm sao có thể hoàn hảo?
Trong mỗi người luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau. Nếu mặt tốt lớn hơn mặt xấu thì người đó được cho là người tốt. Ngược lại, mặt xấu lớn hơn mặt tốt thì người đó là người xấu. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá bản thân mình hoặc người nào đó chỉ toàn mặt tốt hoặc chỉ toàn là mặt xấu. Có thể trong giai đoạn này người đó là xấu nhưng sau thời gian phấn đấu thay đổi và hoàn thiện mình người đó đã trở thành người tốt.
Cá nhân tôi cho rằng đó là mặt tất yếu của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận điều đó để có cái nhìn khách quan hơn về những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong môi trường công sở ngày nay và môi trường sống xung quanh gia đình hàng ngày, việc chấp nhận những điểm tốt và xấu của nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng. Đặc biệt, môi trường công việc đang đòi hỏi phải làm việc theo từng nhóm (teamwork), việc hiểu biết mặt tốt xấu của nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng nhóm của mình thành công hơn.
Cuộc sống này, ai mà chẳng thích cái vui, cái đẹp, cái lãng mạn. Đối với tự nhiên thì nó lại là 1 vấn đề của tự nhiên, nó đẹp, nó lãng mạng bởi chính bản thân của nó, nhưng còn con người thì sao? Như thế nào thì được gọi là đẹp, là lãng mạn hay còn gọi là Hoàn Mỹ.
Nói về vấn đề này, thường thì có khuynh hướng đối chiếu vào các thanh niên nam nữ đang sống trong thời kỳ của sự phát triển này. Họ chú trọng vào cái Hoàn Mỹ là chủ yếu. Nhiều khi nghĩ rằng, theo họ thì cái Hoàn Mỹ sẽ giúp họ được những gì?
Cứ cho rằng, Hoàn Mỹ sẽ giúp họ thỏa mãn cái dục vọng, nhưng nó có thể bền lâu được hay không? Cái Hoàn Mỹ theo quan niệm ngày nay thì chỉ có vài tiêu chí sau: Đẹp trai ( giống Lee Min Hoo) xinh gái ( Jang Na Ra), cao ráo (Trịnh Nguyên Sướng), học giỏi, da trắng, nhà giàu, nổi tiếng, dễ thương, phong cách……Những vẻ đẹp này có thể theo họ hết đời chăng? Nếu như theo được hết đời thì chỉ có cái chiều cao là còn có ý nghĩa, hihi
Xu hướng vẫn là xu hướng, họ vẫn chạy theo ào ào như ong vỡ tổ, họ luôn tìm cho mình cái Hoàn Mỹ và họ cố gắng tìm hiếm. Nhưng mấy tiêu chí trên chỉ là vẻ ngoài thôi, vậy họ có nghĩ theo chiều sâu không nhỉ? Chẳng hạn như: tính cách hiền hòa, ăn nói có duyên, tốt bụng, siêng năng….
Thật sự mà nói, nếu như mà tìm cái Hoàn Mỹ thì chắc cả đời cũng không ai tìm thấy. Không lẽ ai cũng tốt hết à, mỗi người cũng phải có cái này cái kia chứ nhỉ?
Cái Hoàn Mỷ ở đây, không nhất thiết là phải tốt tất cả. Chính xác hơn đó là cái cảm nhận cuả mỗi người chúng ta. Nếu ta cảm thấy nó đẹp thì nó sẽ là Hoàn Mỹ mặc dù nó có tí cái xấu gì đó nhưng không đáng kể, hihi.
Đối với con người, Chẳng hạn như có 1 anh chàng con nhà bình dân, học khá, không đẹp cho lắm nhưng ngược lại anh ta lại có tính hiền lành, chịu khó, vui vẻ. Về phần này, sẽ có người cho anh ta là người Hoàn Mỹ bởi vì người ta thích cái tính tốt của anh ta. Chính vì thích cái tính tốt mà từ đó họ thích luôn cái xấu của anh chàng đó. Thiệt là hay đúng không?
Hoàn mỹ ư? Con người không ai có thể hoàn mỹ cả. Bản thân mỗi người đều có gì đó không hoàn hảo dù chỉ là một chút ít. Dù bạn có nhiều tiền, xinh đẹp, giỏi giang thì có lẽ vẫn chưa là hoàn mỹ. Tôi không thể nói chính xác cho bạn hiểu thế nào là một con người hoàn mỹ bởi chính tôi cũng không biết câu trả lời. Nhưng đôi lúc tôi lại hi vọng tôi đừng là một người hoàn mỹ như mọi người mong ước vì tôi sợ sự hoàn mỹ đó sẽ làm thay đổi tôi và mọi người xung quanh tôi. Nếu là một người hoàn mỹ, ai cũng nể phục bạn thì những gì người ta có thể mặc sức làm bạn có làm được nữa không? Đó là những khoảnh khắc cạnh tranh, buồn rầu vì cái chút không hoàn mỹ. Thiếu những điều đó cuộc sống thật nhàm chán bởi tât cả mọi người lúc đó đều kính trọng bạn, kính trọng sự hoàn mỹ của bạn, sẽ chảng còn ai dám thật với bạn, dám đấu tranh với một người hoàn mỹ. Vì thế dù không biết rõ về người hoàn mỹ tôi cũng huyên bạn đừng trở nên hoàn mỹ