Hướng dẫn soạn bài Vội vàng - Xuân Diệu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Văn Hưng Ngô

Hãy phân tích bài thơ Vội vàng để thấy được.Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước CMT8, năm 1945

Lê Thị Hải
28 tháng 2 2020 lúc 14:04

1. Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say:

a. Đoạn 1:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

- Điệp cấu trúc “Tôi muốn…cho…” -> nhấn mạnh khao khát (“tắt nắng”- giữ màu cho cuộc sống, “buộc gió”- giữ hương cho đời) -> khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.

- Điệp từ “đừng” -> cầu xin khẩn thiết, cầu xin tạo hóa dừng lại những khả năng vô biên để cuộc sống mãi mãi tươi đẹp như hiện tại.

b. Đoạn 2:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đòng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế:

- Biện pháp điệp cấu trúc “Của…này đây…”, “này đây…của…” (kết hợp đảo vị trí) và biện pháp liệt kê -> phơi bày những vẻ đẹp không kể xiết của cõi trần gian

- Căng mở các giác quan, cảm nhận được vẻ đẹp toàn vị, cả hương vị và thanh sắc của cuộc đời: có vị ngọt; hương thơm, màu sắc; dáng hình uyển chuyển; âm thanh tình tứ; ánh sáng rực rỡ, giàu sức sống,…

-> Mỗi ngày như một bữa tiệc thịnh soạn được bày ra, mời gọi, mang niềm vui đến cho mọi nhà.

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: Cuộc sống xung quanh chúng ta đẹp vô cùng. Xuân Diệu tìm vẻ đẹp của cuộc đời không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần gian, ngay bên cạnh mình.

* Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân tình yêu:

- Khu vườn xuân đã biến thành khu vườn yêu, khu vườn hạnh phúc. Trong khu vườn ấy có:

+ Cặp đôi “ong” – “bướm” trong “tuần tháng mật” yêu đương hạnh phúc.

+ “Hoa” trong “đồng nội”

+ “Lá” trên “cành tơ”

+ “Yến anh”

+ Gương mặt của người đẹp.

=> Từ thi nhân trước khu vườn mùa xuân trần thế đã biến thành người tình nhân say đắm trong khu vườn mùa xuân tình yêu.

- Khái quát lại “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

+ Hình ảnh so sánh lạ (phép tương giao, cảm quan tương ứng học theo thơ phương Tây: cho rằng vạn vật trên thế giới đều liên quan đến nhau). Nếu “tháng giêng” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của mùa xuân thì “cặp môi gần” là sự căng mọng, đẹp tươi nhất của tuổi trẻ.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “tháng giêng” là khái niệm vô hình, trừu tượng -> “ngon như cặp môi gần” : hữu hình cụ thể, có thể cảm nhận bằng vị giác => cảm nhận, hưởng thụ vẻ đẹp của mùa xuân một cách rõ nét, trọn vẹn hơn.

+ Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Con người mới là chuẩn điểm của cái đẹp.

* Cảm xúc và suy tư của Xuân Diệu:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

- Dấu chấm giữa dòng -> ngắt đôi câu thơ, diễn tả hai cảm xúc: “sung sướng” (vì được tận hưởng vẻ đẹp không kể hết, không tả xiết của cuộc đời), “vội vàng” (vì nhận thức được sự chảy trôi của thời gian)

- Câu thơ như bản lề khép mở, khép lại đoạn trên và mở ra đoạn dưới, mở ra sự suy tư, tâm thế vội vàng ở đoạn sau.

2. Quan niệm mới về thời gian:

- Cũ: quan niệm thời gian tuần hoàn, thời gian trôi đi rồi lại quay trở lại.

- Mới: Quan niệm thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

* 2 câu đầu:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

- Nhịp ngắt: 3/2/3 -> diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian.

- Biện pháp điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa “nghĩa là” -> muốn nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian.

- Cặp từ đối lập: “đương tới” >< “đương qua”; “còn non” >< “sẽ già” -> diễn tả sự vận hành tuần tự của thời gian => nhấn mạnh dòng thời gian tuyến tính một đi không trở lại.

* 7 câu tiếp:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trơi đất những chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

- Kiểu câu định nghĩa -> nhấn mạnh quy luật: “Xuân hết” – “tôi cũng mất” -> sư tuyến tính của thời gian tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân.

- Dựng lên những cặp đối lập:“lượng trời chật” >< “lòng tôi rộng”, “xuân tuần hoàn” >< “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” >< “chẳng còn tôi mãi” -> sự vô hạn của trời đất >< sự hữu hạn của cuộc đời.

- Có sự hữu hạn trong sự vô hạn ấy là do “lượng trời chật”.

+ Lấy đi tuổi trẻ, tuổi xuân của mỗi người.

+ Lấy đi cuộc đời của mỗi người.

-> Cảm xúc “bâng khuâng”, “tiếc”: vì yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

* 7 câu cuối:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”

- Biện pháp chuyển đổi cảm giác -> khái niệm tháng năm vốn vô hình, trừu tượng trở thành hữu hình: có mùi vị đau xót của chia ly, có hình dáng của một vết thương tâm hồn rớm máu.

- Lí do: Khắp sông núi - than thầm tiễn biệt, thì thào trong lá biếc, đang rộn ràng -> đứt tiếng reo thi…

- Cảm xúc: “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa” -> nuối tiếc.

3. Giải pháp tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi.”

- Thay đổi đại từ “tôi” -> “ta”.

- Dùng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến. -> muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan.

- Các bổ ngữ -> bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, tràn trề vô cùng.

- Liên từ “và”, “cho” … được lặp lại -> nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời.

- Một loạt tính từ và cũng là từ láy: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” -> diễn tả sự thỏa mãn tận cùng.

- Khép lại bằng mong muốn:

+ Lời gọi: “hỡi xuân hồng” -> mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình, thân thiết.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “xuân” -> “xuân hồng” -> “muốn cắn” -> mong muốn được hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất.

TỔNG KẾT:

1. Giá trị nội dung:

- Thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc: Thời gian một đi không trở lại, tuổi trẻ là phần đẹp đẽ quý giá nhất của đời người.

- Vì vậy mỗi chúng ta cần sống vội vàng từng giây từng phút. Vội vàng là tâm thế sống, giải pháp sống trước quan niệm thời gian tuyến tính một đi không trở lại. Chúng ta cần phải sống tận hưởng, tận hiến cho cuộc đời này -> Triết lí sống tích cực của Xuân Diệu.

- Tuy nhiên, sống vội vàng là sống hết mình từng phút giây nhưng không có nghĩa là sống vội kiểu gấp gáp, sống ẩu, sống hời hợt chẳng nhận ra, chẳng đem lại được giá trị gì cho cuộc đời.

2. Đặc sắc nghệ thuật:

- Có sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với cảm hứng triết luận sâu sắc.

- Dùng rất nhiều biện pháp nghệ thuật: thể thơ tự do, thủ pháp trùng điệp, ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo…

- Có nhiều đoạn điệp khúc vừa tạo nhạc điệu cho thơ, vừa thể hiện niềm khát khao được sống hết mình, sống tận hưởng, tận hiến từng phút giây.

-> Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ôn Minh Ngọc Hân
Xem chi tiết
Clothilde Beauvais
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyen van tuyen
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết