Độ mặn trong nước đề cập đến tổng hàm lượng các ion có trong nước, trong đó, thành phần muối NaCl chiếm chủ yếu. Độ mặn thường được thể hiện bằng số gram của chất tan có trong 1 kilogram dung dịch, đơn vị phần nghìn (%0).
Căn cứ vào độ mặn của nước, nước tự nhiên được phân chia thành: nước ngọt (khoảng 0,01 – 0,5 %); nước lợ phát triển quá mức, dẫn đến hàm lượng oxygen và pH trong nước biến động lớn (khoảng 0,5 -30%), nước mặn (khoảng 30 – 40 %) và nước rất mặn (trên 40%).
Cá tra, cá mè trắng là loài hẹp muối, có thể sống sót và sinh trưởng ở độ mặn khoảng từ 0 đến 10 %%, cá rô phí, cá vược và tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối, có khả năng sinh trưởng ở độ mặn từ 0 đến 35 %0. Khi thay đổi độ mặn môi trường nuôi, động vật thuỷ sản cần phải có thời gian để thích nghi.
Để đo độ mặn, người ta có thể sử dụng khúc xạ kế, tỉ trọng kế hoặc các thiết bị đo điện tử.