- Một số giống cây trồng là sản phẩm của phép lai giữa các giống trong nước:
+ Giống ngô lai đơn ĐH 17-5 được chọn, tạo và phát triển từ tổ hợp lai giữa hai dòng tự phối HL1611 × HL16. Năng suất cao.
+ Giống lúa lai hai dòng chất lượng HYT 122 là con lai của dòng mẹ AMS 30S và dòng bố R725. Giống lúa lai cứng cây, chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt; hạt gạo trong dài; cơm ngon, mềm, dẻo, vị đậm; năng suất cao.
+ Giống cà chua lai quả nhỏ HT 144 được lai từ giống CV101 và CV015. HT 144 có chiều cao cây trung bình, nhiều hoa, chín sớm, sai quả, có khả năng chịu nhiệt cao, chịu điều kiện ánh sáng ít và đất thấp độ ẩm cao, chịu bệnh héo do vi khuẩn. Đây là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên ở Việt Nam.
+ Giống đậu xanh ĐXBĐ.08 từ dòng lai của tổ hợp (NM94 × KPS2). Giống ĐXBĐ.08 có thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày; năng suất đạt 2,03 - 2,26 tấn/ha; mức độ chín tập trung cao với năng suất đợt 1 đạt trên 67%; không nhiễm bệnh khảm vàng; hàm lượng protein trong hạt của giống ĐXBĐ.08 đạt 21,0%.
- Thuận lợi, khó khăn của phương pháp chọn, tạo giống này:
+ Thuận lợi: Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, do đó công tác chọn, tạo giống nhờ phương pháp lai hữu tính đã có sự hỗ trợ công nghệ sinh học. Các giống mới được tạo ra bằng phương pháp lai tạo truyền thống kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại đã tạo ra nhiều giống mới đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế sản xuất nông nghiệp.
+ Khó khăn: Việc ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm tạo ra cây lai giữa các giống trong nước yêu cầu kiến thức sản xuất và trình độ nhất định; đòi hỏi chi phí kinh tế cao, thời gian đầu tư kéo dài, trong khi điều kiện khí hậu thời tiết ở Việt Nam chưa thực sự thuận lợi dẫn đến nhiều rủi ro. Khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập nội giá rẻ.