Bài 50 : Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-x trây - lia

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn tú Quyên

hãy nêu ddija hình ô-xtraay-li-a chia làm mấy khu vực?đặc điểm và độ cao cửa mỗi khu vực ?

Phạm Ngọc Diễm
29 tháng 3 2017 lúc 11:32

\(-\) ô-xtrây-lia chia làm 3 khu vực:

+ Cao nguyên Tây ô-xtrây-lia:có bờ mặt bằng phẳng hơi gợn sóng cao khoảng 200m-500m

+ Đồng bằng trung tâm tương đối bằng phẳng cao khoảng 200m

+ Núi cao ở phía Đông ô-xtrây-lia là dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình từ 500m-1500m (và cao hơn nữa) đặc điểm địa hình: có đỉnh nhọn, sườn dốc

{ bn ơi tick cho mk nhé leuleu}

Nhật Linh
28 tháng 3 2017 lúc 19:24
Vị trí Phía đông Ở giữa Phía tây
Tên khu vực Dãy đông Ô- xtrây -li-a Đông bằng Trung Tâm Cao nguyên Tây Ô-xtrây-li-a
Độ cao Trung bình 1500m Trung bình dưới 250m Trung bình dưới 500m
Đặc điểm

-Núi cao, chạy dọc từ Bắc xuống Nam.

-Đỉnh cao nhất là Rao-đơ Mao.

Có các bồn địa,sông, hồ. -Có nhiều hoang mạc.
-Có các cao nguyên và dãy núi thấp.

Trần Ngọc Định
28 tháng 3 2017 lúc 21:37

ĐỊA HÌNH CỦA AUSTRALIA CHIA LÀM 3 KHU VỰC:
a. Cao nguyên Tây Úc.
- Rộng 2,7 tr km², chiếm 35% diện tích lục địa
- Độ cao trung bình = 300 – 500 m.
- Phần lớn được hình thành trên nền đá kết tinh bị san bằng lâu dài.
- Trong điều kiện khí hậu khô hạn nên phát triển địa hình thổi mòn như các cánh đồng cát, các nấm đá, cánh đồng đá.
b. Đồng bằng Trung Úc.
- Được hình thành từ sự bồi trầm tích trên máng nền và được nâng lên nhẹ nên đặc điểm chung của địa hình là thấp, bằng phẳng và hơi có dạng bồn địa.
Tổng Diện tích = 25% diện tích lục địa.
- Gồm 2 đồng bằng nhỏ:
+ Đồng bằng Carpentaria: Là đồng bằng bằng phẳng nhất lđ Australia. Ven biển có nhiều đụn cát khá lớn.
+ Đồng bằng Bồn địa Trung Tâm (Artesian basin): Đồng bằng có dạng một bồn địa điển hình, thấp dần về hồ Eyre. Xung quanh hồ là đới đất thấp nằm ở độ cao -12 đến -16 m. Bề mặt đồng bằng được phủ bởi cát, sỏi, sét.
c. Miền núi Đông Úc.
- Là một hệ thống gồm các dãy núi uốn nếp và các cao nguyên giữa núi, cao nguyên trước núi.
Hệ thống này còn được gọi là Great Dividing, Cordillera Đông Úc hay là Trường Sơn Úc.
- Hệ thống kéo dài 3.500 km, rộng từ 160 – 300 km.
- Độ cao trung bình = 800 -1.000 m. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
- Thoải dần về phía Tây, giốc và chi cắt mạnh về phía Đông.
- Phân hóa thành hai bộ phận:
+ Bắc 28°VN: Độ cao trung bình < 1.000 m và mở rộng thành hai nhánh bao bọc lấy cao nguyên giữa núi.
+ Nam 28°VN: Độ cao trung bình > 1.000 m, thu hẹp lại và chia cắt thành các dãy và khối riêng lẽ.


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Nii Đẹp Try
Xem chi tiết
W1, BTS is my life
Xem chi tiết
tra nguyen
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết