Thực thi công lí (Sếch-xpia)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quoc Tran Anh Le

Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lí do,…).

a) “Chính bản chất của sự khoan hồng là không vâng theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn.” (lời của Poóc-xi-a).

b) “[…] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lý phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để làm một việc nhân nghĩa rất lớn. […]” (lời của Ba-sa-ni-ô)

c) “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-ơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a)

c) “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-ơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a)

Em đồng ý kiến trên vì: Khi đã ban bố một sắc lệnh – một văn bản có giá trị pháp lý quan trọng thì tất cả mọi người phải tuân theo và không ai có thể làm trái. Việc mọi người tuân thủ theo đúng sắc lệnh sẽ làm ổn định trật tự xã hội. Ai cũng có nghĩa vụ phải tuân theo điều đó và không thể có bất kì thế lực nào có thể thay đổi điều đó bởi chỉ cần có một người làm trái sẽ làm ra tiền lệ từ đó sẽ rất nhiều người sẽ không tuân thủ pháp luật. Điều này gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng nhũng lạm làm ảnh hưởng tới nhà nước. Vì vậy, bất cứ ai trong Vơ-ni-dơ cũng cần phải tôn trọng, thực hiện sắc lệnh ban bố và không có quyền thay đổi.