Ôn tập chủ đề 2

datcoder

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.

Người Già
27 tháng 3 lúc 22:28

a. Sinh trưởng và phát triển của cây rừng:

- Khái niệm sinh trưởng và phát triển của cây rừng:

+ Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận).

+ Phát triển của cây rừng là tiến trình có tính quy luật của những biến đổi về chất lượng các chất chứa trong tế bào và của quá trình tạo hình (phát sinh các cơ quan, bộ phận, thành phần cấu trúc mới) mà cây rừng trải qua trong toàn bộ đời sống của nó

- Quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng:  (4 giai đoạn)

+ Giai đoạn non

+ Giai đoạn gần thành thục

+ Giai đoạn thành thục

+ Giai đoạn già cỗi

b. Hoạt động trồng và chăm sóc rừng

- Vai trò của trồng rừng:

+ Phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc; khôi phục lại những diện tích rừng bị tàn phá do cháy, thiên tai,...

+ Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

+ Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống như duy trì sự cân bằng O, và CO, trong khí quyển,...; góp phần bảo tồn đa đạng sinh học.

+ Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho những người dân tham gia hoạt động trồng rừng.

- Vai trò  của chăm sóc rừng:

+ Chăm sóc rừng giúp giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại; tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm đất tơi xốp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Cây con được chăm sóc có tỉ lệ sống cao hơn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng.

- Nhiệm vụ của trồng rừng:

+ Trồng rừng phải đảm bảo toàn bộ diện tích đất được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp luôn được phủ xanh.

+ Trồng rừng sản xuất để cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,………; trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

+ Trồng rừng đặc dụng ở vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học để phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học bằng trồng những loài cây bản địa có giá trị, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan cho những khu rừng văn hoá – lịch sử.....

- Nhiệm vụ của chăm sóc rừng:

+ Áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như làm cỏ, xới đất, bón phân,... để làm tăng tỉ lệ sống sau khi trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng sinh trưởng nhanh và phát triển tốt. 

+ Tỉa cành giúp làm tăng hiệu quả quá trình trao đổi chất của cây, làm tăng chiều cao dưới cành, giảm khuyết tật sản phẩm gỗ, nâng cao chất lượng gỗ. 

+ Trồng dặm, tỉa thưa để đảm bảo mật độ trồng rừng theo hướng dẫn kĩ thuật của từng loại rừng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao chất lượng và đảm bảo các chức năng của rừng.

- Thời vụ trồng rừng:

+ Miền bắc

+ Miền trung

+ Miền nam

- Trồng rừng bằng cây con:

+ Trồng bằng cây có bầu

+ trồng rừng bằng cây có rễ trần

- Chăm sóc rừng:

+ Làm cỏ, xới đất, vun gốc

+ Bón thúc

+ Tưới nước

+ Tỉa thưa, tỉa cành

+ Trồng dặm

- Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng: 

+ Gieo toàn diện: gieo vãi đều hạt giống trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng.

+ Gieo cục bộ: gieo hạt trên một phần diện tích đất trồng rừng (gieo theo hàng, khóm).