Bài 51. Nấm

phan thị khánh huyền

hãy giúp mình tìm thêm những loại nấm độc để dễ phân biệt các loài nấm . Như loại nấm dưới:Bài tập Sinh họcBài tập Sinh học

ncjocsnoev
14 tháng 5 2016 lúc 12:50

Các loại nấm độc như : nấm kí sinh , nấm độc đỏ , nấm độc đen , nấm lim , nấm độc tán trắng , nấm độc trắng hình tròn , nấm mũ khía nâu xám , nấm ô tán trắng phiến xanh ,..........

Bình luận (0)
Mori Ran
14 tháng 5 2016 lúc 14:10

Bài 51. Nấm                                                              Bài 51. Nấm

Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
14 tháng 5 2016 lúc 14:28

Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

nam-1-JPG-1876-1427422851.jpg

Nấm độc tán trắng.

Nấm độc tán trắng (Amanita verna) thường mọc thành từng từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng. Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5-10 cm. Khi, già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu. Loại nấm này chứa amanitin (amatoxin) có độc tính cao.

Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)

nam-2-7416-1427422851.jpg

Nấm độc trắng hình nón.

Cây nấm có hình dạng gần giống nấm độc tán trắng, mang đặc điểm phân bố và độc tố tương tự. Mũ nấm trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4-10 cm. Thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu.

Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)

nam-3-1903-1427422851.jpg

Nấm mũ khía nâu xám

Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu, tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽm, đường kính mũ nấm khoảng 2-8cm. Phiến nấm lúc non mau hơi trắng, gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3-9cm, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng và chứa độc tố muscarin.

Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)

nam-2826-1427422851.jpg

Nấm ô tán trắng phiến xanh.

Loài nấm này mọc thành cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác. Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5-15 cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Thịt nấm trắng, có độc tính thấp và chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.

Các dấu hiệu nhận diện nấm độc

- Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.

- Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vảy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc.

- Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm). Độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.

Bình luận (0)
phan thị khánh huyền
14 tháng 5 2016 lúc 12:50

giúp mik với nha

Bình luận (0)
phan thị khánh huyền
14 tháng 5 2016 lúc 12:52

nói một số nữa nha bạn,vui nhớ kèm theo hình nha 

Bình luận (0)
Masu Konoichi
15 tháng 5 2016 lúc 14:49

ồ mí cây nấm đẹp ghê

Bình luận (0)
Ari Chan TM
23 tháng 1 2020 lúc 21:09

Bài 51. NấmBài 51. NấmBài 51. Nấm

H1.nấm răng quỷ

H2.nấm độc đỏ

H3.nấm tán trắng phiến xanh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hạnh Nguyễn_19860111
Xem chi tiết
Tâm Phạm
Xem chi tiết
Phạm Thị Dịu
Xem chi tiết
phan thị khánh huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Như Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Linh
Xem chi tiết
o(* ̄▽ ̄*)ブTrang
Xem chi tiết
Thiên bình
Xem chi tiết
Huỳnh Hạnh Nhi
Xem chi tiết