Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Ngọc Linh

hãy giới thiệu về chùa hang.

giúp mik nhéeoeo

Ichika infinity stratos
4 tháng 5 2016 lúc 20:56

Chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trong khu vực bãi biển Cổ Thạch. Chùa là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi, là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993 của tỉnh Bình Thuận cách Phan Thiết 95 km và cách thị trấn Liên Hương 10 km từ quốc lộ 1A!

Mình chỉ biết thế thôi chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Lê Hiếu
5 tháng 5 2016 lúc 10:10

Chùa Hang là một di tích nằm trong khu Du Lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn 18km, và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên-Kiên Giang. Chùa nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.
Hang động trên được khám phá vào thế kỷ 18 do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Sau đó, các nhà sư này đã lập nên chùa và lúc đầu chùa chưa có tên.
Năm 1771, quân Xiêm sang xâm lược nước Việt và rút quân về nước năm 1774, các vị sư đành phải theo về. Thấy ngôi chùa bị bỏ hoang một thời gian dài, nhân dân địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến trụ trì. Sau này, các vị sư Khmer (chưa xác định được pháp danh) đã xây dựng thêm một cái am ở bên ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là chùa Thái Lùa (Prakchaokia) hay chùa Ba Trại.
Năm 1800, hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa (chưa xác định được pháp danh) trùng tu lại ngôi chùa cũ và đặt tên là Chùa Hang. Kế tục trụ trì chùa Hang cũng là một nhà sư người Việt có pháp danh là Thiện Tông.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 4 2018 lúc 20:49

Chùa Hang (Kim Sơn Tự) được lấy đặt tên cho thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chùa Hang nằm ở trung tâm thị trấn Chùa Hang, cách thành phố Thái Nguyên 3km đi về phía Bắc, bên trái Quốc lộ 1B, hướng Thái Nguyên đi Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV có ghi: núi đá Chùa Hang là núi Hoá Trung (núi nghiên), còn theo sách “Đại nam nhất thống chí” về triều nhà Nguyễn thì có ghi: núi Chùa Hang gọi là núi Long Tuyền vì trong lòng hang có suối Long Tuyền đi ngầm về hướng Tây – Nam, chảy ra cách chùa chừng hơn 500m thì có một ngách phun lên thành một vũng to tròn sâu, quanh năm nước tràn đầy trong mát và được gọi là giếng Mắt Rồng. Di tích thắng cảnh Chùa Hang có 3 ngọn núi đá lớn độc lập trên một vùng đất bằng phẳng, ngọn ở giữa tên là “Huyền Vũ” hai bên là ngọn “Thanh Long” – “Bạch Hổ”, ba ngọn núi uy nghi đứng kề nối nhau bởi dải yên ngựa chạy dài chừng 1000m, từ phía Tây nhìn vào 3 ngọn xếp hình tay ngai uy nghi, bề thế trầm mặc nhìn xuống dòng sông Cầu hiền hoà thơ mộng.
Căn cứ các văn bản lịch sử và các văn bia cổ trên vách đá trong hang thì Chùa Hang còn có tên gọi là “Tiên Lữ Động”, gắn với một huyền thoại được lưu truyền trong dân gian là: Trên núi Chùa Hang thường có các vị tiên xuống dạo chơi, đánh cờ và tắm mát ở giếng Mắt Rồng, trong đó có nàng tiên thứ Bảy vì yêu người, mến cảnh nơi đây mà đã phạm vào luật tiên giới nên bị Ngọc Hoàng nổi giận đẩy vào hang vắng cấm không cho về thiên cung nữa, cho nên động trong núi mang tên “Tiên Lữ Động”.
“Chùa Hang cảnh sắc đẹp thay
… Ngày xưa tiên xuống đây chơi
Yêu người mến cảnh đường mây quên về
Ngọc Hoàng nổi giận, chiếu phê
Đẩy vào hang vắng cấm về thiên cung…”
Tương truyền “Chùa Hang – Kim Sơn Tự” có từ thời nhà Lý thế kỉ XI, chuyện rằng: Vào một buổi sáng mùa xuân năm Nhâm Tuất, Vua Lý Thánh Tông thức dậy đã kể lại cho Nguyên Phi Ỷ Lan nghe chuyện đêm qua trong giấc mộng được Phật dắt lên vùng đất địa linh ở Đồng Hỷ Thái Nguyên. Bà Nguyên Phi Ỷ Lan lập tức thực hiện chuyến kinh lí Thái Nguyên, quả nhiên bà thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, núi non kì vĩ, hang động rộng lớn bèn cho xây dựng chùa ở trong hang để thờ Phật và có lẽ “Kim Sơn Tự” được ra đời từ đây nhưng nhân dân trong vùng thường gọi nôm là Chùa Hang.
Chùa Hang – Kim Sơn Tự là một di tích thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của Thái Nguyên, núi Chùa Hang, Động Tiên Lữ có thế phong thuỷ đẹp, là chốn địa linh, cảnh quan tĩnh lặng, thơ mộng như một bức tranh thuỷ mạc đã làm say đắm tâm hồn của nhiều danh nhân sĩ phu thuộc hàng “Tao nhân mặc khách” của nhiều thời đại từ thời Lê sơ đến hậu Nguyễn, hiện vẫn còn nhiều văn bia thơ phú bằng chữ Hán khắc trên vách hang ca ngợi cảnh đẹp thiên tạo vô song. Năm Đinh Tỵ 1947, niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông, có hai danh sỹ Vũ Quỳnh và Đặng Nghiệm khi đến chiêm bái cảnh chùa cảm kích trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đã sáng tác hai bài thơ khắc lên vách đá trong hang. Đến năm 1859 đời vua Tự Đức nhà Nguyễn có “Thi Thánh” Cao Bá Quát du ngoạn đến đây, cũng quá ngạc nhiên trước cảnh đẹp, cảm động thành thi hứng ông đã viết bài thơ khắc lên núi đá, tất cả vẫn còn được giữ nguyên vẹn tới bây giờ.
Chùa Hang không chỉ là thắng tích, là nơi để nhân dân địa phương sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là một hậu tuyến vững chắc cho tỉnh Thái Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với lợi thế nằm sâu trong núi, Chùa Hang đóng vai trò như một căn cứ địa vững chắc của cách mạng, với lòng hang sâu, rộng, tương đối bằng phẳng có lúc là nơi bộ đội trú quân, khi làm trạm cấp cứu, lúc lại làm bệnh viện dã chiến để cứu chữa cho bộ đội và nhân dân trong vùng, cũng có khi là trường học sơ tán… Chiến tranh đã qua đi, nhưng những cống hiến của Chùa Hang với công cuộc cách mạng của dân tộc vẫn còn đó và mãi trường tồn.
Càng ngày khách thập phương tới vãng cảnh, lễ bái càng thêm đông vui, nhất là vào ngày 20 tháng giêng hàng năm Chùa Hang lại tổ chức lễ hội lớn để cầu may cầu phúc cho nhân dân và phật tử xa gần và các trò chơi dân gian đa văn hoá đã tạo nên những nét đặc sắc riêng của lễ hội Chùa Hang và đã thực sự đi vào đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân tỉnh Thái nguyên.
Để giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá ấy, góp phần làm giàu có thêm kho tàng di sản văn hoá Việt Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2011, UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định phê duyệt quy hoạch trùng tu xây dựng Chùa Hang với tổng diện tích là 8,2 ha. Trong tương lai không xa Chùa Hang – Kim Sơn Tự sẽ trở thành một quần thể di tích lịch sử, một thắng cảnh và văn hoá tâm linh đặc sắc của Tỉnh Thái Nguyên.

Bình luận (0)
Galvins
14 tháng 4 2018 lúc 21:45

Chùa Hang là tên thường gọi của Thiên Sanh Thạch tự (hay còn gọi là Thạch Cốc), nằm ở lưng chừng núi Chùa (có tên chữ là Lý Thạch, còn được gọi là La Hơi) thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Theo trụ trì chùa Hang, chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Một vài tài liệu khác thì cho rằng, cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh kiến tạo thành chùa để tu hành, gọi là chùa Hang. Lưng chừng núi Chùa thuộc địa phận thôn Hội Khánh (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) có một ngôi chùa do được hình thành từ hang đá nên gọi là chùa Hang.

Thật ra cái tên núi Chùa cũng xuất phát từ cách quen gọi của dân trong vùng nhằm chỉ ngọn núi có chùa tọa lạc (vì ở đây còn nhiều núi khác nhưng không có chùa), bởi ngọn núi này có tên là La Hơi, tên chữ là Lý Thạch.Ông Đặng Như Dước, 95 tuổi, là một trong số ít bậc cao niên ở Hội Khánh có nhiều tìm hiểu và nắm giữ nhiều chuyện về chùa Thiên Sanh, giải thích về cái tên La Hơi của núi: “Tương truyền, khi trời đang nắng hạn, nếu nghe trên núi (về phía chùa Thiên Sanh – NV) có tiếng “ồ ồ” như người ta xay lúa thì liền sau đó trời sẽ đổ mưa. Ngược lại, nếu trời đang mưa tầm tã mà nghe tiếng “ồ ồ” như trên thì trời sẽ nắng ngay lập tức”. Ông Dước cho biết thêm, đó là đặc điểm để người ta đặt tên núi là La Hơi, còn sự thật thì ngày nay hiện tượng trên vẫn còn, dù không thương xuyên như trước.

Hai truyền thuyết về chùa Hang

Như nói ở trên, chùa Hang chính là tên thường gọi của Thiên Sanh Thạch tự, đại đức Thích Nhuận Tín, trụ trì ngôi chùa này cho biết chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ tư liệu lịch sử nào phản ánh chính xác điều này.

Một vài tài liệu khác thì cho rằng, sau khi chùa Thập Tháp Di Đà (ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) được xây dựng thì đạo Phật trong vùng phát triển mạnh mẽ. Nên vào cuối thế kỷ XVII đầu thể kỷ XVII, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh kiến tạo thành chùa để tu hành, gọi là chùa Hang. Ban đầu chùa còn hoang sơ, bày biện đơn giản, mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về sau thì chùa mới được tu chỉnh quy mô.

Cũng theo đại đức Thích Nhuận Tín, ngài mới về trụ trì ở chùa vài năm gần đây, toàn bộ lịch sử cũng như chuyện liên quan đến chùa đều do ông Dước ghi ghép và bàn giao lại. Ông Dước trước đây là cán bộ tiền khởi nghĩa, rồi làm bí thư xã Mỹ Hòa. Những tài liệu, chuyện kể do ông Dước ghi chép hiện vẫn còn lưu giữ ở phòng văn hóa xã Mỹ Hòa. Hiện có hai truyền thuyết về chùa Hang.Lúc bấy giờ khắp vùng Phù Mỹ đã có vài ngôi chùa, nhưng không có sư trụ trì. Hay tin có ông Phan Chọn ở huyện mình vào tu hành tại chùa Trà Cang (ở Bình Thuận), dân bèn bàn nhau vào mời về. Hòa thượng trụ trì chùa Trà Cang đã đồng ý cho sư Trà Ban (tức ông Phan Chọn, có tài liệu ghi là Trà Bang) về trụ trì chùa Hang, đó là vào năm 1896. Ngoài ra, khi trở về, sư Trà Ban còn xây dựng nhiều chùa khác ở trong và các huyện lân cận.

Tương truyền, do tu hành đắc đạo nên sư Trà Ban đi nhanh như bay và nhẹ tựa gió mây. Ông lại giỏi y thuật, thông kinh chú, đã thu thập thông tin, cung cấp cho nghĩa quân Trần Cao Vân thời kỳ Trần Cao Vân lấy vùng núi Bình Định, Phú Yên làm căn cứ chống Pháp.

Trong cuốn sách Nhân vật Bình Định của Lộc Xuyên Đặng Quí Địch, phần viết về nhân vật Võ Trứ (là một phó tướng dưới trướng Mai Xuân Thưởng trong phong trào Cần Vương ở Bình Định, sau cùng với Trần Cao Vân gầy nên phong trào Minh Trai chủ tể ở Phú Yên nhưng bất thành), có đề cập một chuyện lạ xảy ra ở Bình Định. Khi ấy là năm Giáp Ngọ (1894), huyện Phù Cát và nhiều nơi ở Bình Định bị dịch bệnh hoành hành, nhiều làng bị rào cách ly, có nơi dân chúng đốt làng di tản nơi khác. Người chết không kịp chôn, khắp nơi đều bao trùm bởi khí tử và dịch bệnh.

Lúc này bỗng thấy xuất hiện một vị lão tăng, do tu ở chùa Hang nên gọi là thầy chùa Hang, vài hôm sau thì thấy Võ Trứ cũng có mặt. Hai người phát thuốc cho dân chữa bệnh, thuốc là tấm giấy màu vàng có in năm hình Bồ tát Quan Âm, gọi là “Ngũ công Quan Âm”. Ban đầu dân còn nghi ngờ loại thuốc này nên không dám dùng, sau nghĩ dù sao cũng chẳng còn đường cứu, lại thấy không bị mất tiền nên theo lời thầy chùa Hang tâm niệm đấng cứu thế, đốt giấy đó hòa nước uống và khỏi.

Tin về sự hiệu nghiệm của thuốc do lão tăng và Võ Trứ phát truyền tai nhau rất nhanh, điều này khiến cho quan tri huyện Phù Cát sợ thầy chùa Hang tụ hội khởi loạn nên ra lệnh cấm người đến xin thuốc, đồng thời tầm nã gắt gao thầy chùa Hang. Vốn tu hành đắc đạo nên thầy chùa Hang có rất nhiều đệ tử, khi chuyện phát thuốc cứu người của vị lão tăng này “động” đến quan tri huyện thì phần đông đệ tử của ngài cũng bị liên can, nhiều người khuynh gia bại sản, thậm chí là mất mạng.“Riêng thầy chùa Hang thì nghe nói, vì muốn tránh sự tầm nã của quan mà phải nay ẩn nhà này, mai ẩn nhà khác. Lúc bấy giờ chỉ còn mỗi mình Võ Trứ vẫn lén lút thoát sự kiểm tra gắt gao của quan huyện để phát thuốc cho dân. Về sau không rõ vị lão tăng mất khi nào và ở đâu, để nhớ ơn, dân đã đến hang để lập chùa Hang thờ cúng nhằm nhớ công ơn cứu mạng”, ông Dước kể lại.

Cũng theo ông Dước, về thời gian xuất hiện chùa Hang, lại có thêm một dư luận cho rằng chùa được lập vào đời nhà Trần. Nguyên do là trước đây, có một người đào trộm trước chùa thì phát hiện một tượng Phật Di Đà, trên pho tượng này có đề chữ Huyền Trân Công chúa tặng (không rõ tặng ai).

Truyền kỳ đường xuống âm phủ

Nhân đây cũng xin giới thiệu đôi chút về chùa Hang: Đây là một hang đá sâu nằm ở lưng chừng núi, mặt trước của chùa quay về hướng đông với bao la là ruộng lúa, rừng dừa. Muốn lên được chùa Hang phải đi theo dốc đá quanh co, đi mãi, khi nào gặp một tảng đá to thì đó chính là “mái che” của chùa. Cạnh bên trái “mái che” được bày biện mấy ghế đá, bên phải các ghế đá này có một lối đi nhỏ để vào hang. Muốn qua lối này phải khom người xuống, lúc này đã cảm nhận được cái lạnh của hang đá. Lại theo vài ba bực đá nữa, sẽ thấy bàn thờ các Phật.

Chùa Hang tuy nhỏ nhưng đủ cho hơn chục người đi đứng thoải mái. Ở cái tuổi 95, nhưng ông Dước chỉ hơi nặng tai, còn đầu óc rất minh mẫn, nhớ kỹ càng lịch sử và những truyền thuyết của chùa Hang.

Ông kể rằng trước đây ở chùa Hang có hai đường đi, một lên trời và một xuống âm phủ. Phía trên bàn thờ của chùa Hang, chệch về phía tay phải còn có một lỗ “thông hơi”. Lỗ “thông hơi” này chính là đường lên trời, tiếc là chưa nghe những chuyện gì về đường lên trời này. Kỳ thực lỗ “thông hơi” mà ông Dước nói chính là khoảng trống phía trên bàn thờ. Các Phật và vật dụng thờ được bày biện theo từng bậc cao dần kiểu bậc thang, bậc cao nhất của bàn thờ là nơi rất gần với đường lên trời theo như lời ông Dước kể.

Trước đây, phía dưới “mái che” của chùa Hang (không rõ về phía nào) có một đường hầm chạy xuống, người ta gọi là đường xuống âm phủ. Tương truyền khi còn sống, một trụ trì của chùa là ngài Nguyên Lượng có đi thử, càng đi càng thấy sâu thăm thẳm, khó đi nên đành quay trở lại.

Lại có lời kể, một người nọ, vì muốn kiểm chứng độ sâu của “đường xuống âm phủ”, nên gánh theo hai thúng nến để đốt lần soi đường. Nến gần hết, mà hang vẫn còn xa vời vợi nên đành quay trở về. Có người thả một quả bưởi được khắc dấu xuống hang, một thời gian sau thì có người tận cửa biển Đề Gi cách chùa hơn 20km nhặt được. Từ ấy dân gian đồn rằng cái hang này ăn thông với biển. Trải qua chiến tranh, đường xuống âm phủ đã bị vùi lấp.

Vào thời kỳ phong trào Cần Vương, chùa Hang từng là nơi ẩn náu, hoạt động của một số tướng lĩnh như Trần Cao Vân, Bùi Điền… Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Hang là cở sở thứ hai của xã Mỹ Hòa nói riêng và huyện Phù Mỹ nói chung. Thời chống Mỹ, chùa Hang là nơi hoạt động của cán bộ cách mạng, bộ đội giải phóng. Chính vì vậy mà ngày 29.1.1968, Mỹ - Ngụy ném pháo ngạt làm chết 24 người dân khi đang tránh bom trong hang.

Ngày nay, để đáp ứng nguyện vọng của dân trong vùng cũng như các tăng ni Phật tử, nhiều công trình phụ của chùa đã và đang xây dựng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Alice
Xem chi tiết
Hoàng Thảo Nhi
Xem chi tiết
Đặng Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Mai Mèo
Xem chi tiết
Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Anh Kỳ
Xem chi tiết
De~~mon
Xem chi tiết
khuất thanh xuân
Xem chi tiết
Miyaki Vũ
Xem chi tiết