I. Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận Cha ông ta đã trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế đúc kết thành những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có ý nghĩa. Đó là những tài sản giá trị tinh thần vô giá có giá trị thiết thực đến thế hệ mai sau. Vì vậy mà nhiều người nói rằng tục ngữ là túi khôn của nhân dân.
II. Thân bài Giải thích khái niệm – Tục ngữ là thể loại văn học được cha ông ta đúc kết từ thực tế, kinh nghiệm dưới dạng những câu nói súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu. – Túi khôn là gì ? có thể hiểu túi là chứa đựng đồ vật bên trong, túi khôn là cái túi để chứa tri thức và trí khôn của dân gian. Chứng minh câu tục ngữ trên Ca dao tục ngữ chính là sự đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ trước đã trải qua nhiều quá trình khác nhau, cha ông ta đã dùng trí tuệ tổng hợp lại và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu sau này. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ở mọi phương diện. – Kinh nghiệm quan sát từ thiên nhiên “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”: hàng năm vào tháng 7,8 thường xảy ra lũ lụt nên kiến dự đoán trước và di chuyển đến chỗ cao hơn để trú ẩn. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”: thời gian tháng năm vào mùa hè nên có ngày dài đêm ngắn và ngược lại tháng mười có ngày ngắn nhưng đêm lại dài. ” Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” mang tính dự báo về thời tiết, chuẩn bị có bão lụt, thời tiết nguy hiểm. – Kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đưa ra các yếu tố để thành công khi trồng lúa. “Một cục đất ải bằng một bãi phân” đề cao kĩ thuật làm đất trước khi trồng trọt. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” sắp xếp các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. – Kinh nghiệm nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đề cao giá trị nhân cách của con người hơn vẻ bề ngoài. “Đói cho sạch rách cho thơm” khuyên con người nên sống trong sạch, thanh cao. “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” phê phán những kẻ cơ hội, rình rập, ích kỉ. – Tục ngữ khuyên răn về giáo dục “Không thầy đố mày làm nên ” đề cao công ơn giáo dục của người thầy giáo. “Học thầy chẳng tầy học bạn” thầy cung cấp kiến thức, bạn sẽ giúp ta tiến bộ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” phải đi nhiều, học hỏi, thu nhặt để học thêm kiến thức. Sử dụng “túi khôn” thế nào ? Tìm hiểu, sưu tầm thêm nhiều câu tục ngữ làm giàu kiến thức của bạn. Có nhiều câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Hãy vận dụng những câu tục ngữ trên vào cuộc sống để chúng thật sự hữu ích với bạn.
III. Kết bài Kết luận rằng tục ngữ phong phú, đa dạng, hữu ích, tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân.
Bn tham khảo nhé!
Tham khảo:
Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.
Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Hoặc: Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi
Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như:,
Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
hay:
Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..
Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy.
Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như: Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh.. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu: Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..
Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.