Ví dụ: để quản lí thư viện CD gia đình ta có đối tượng quản lí là các CD. Thông tin cần lưu trữ cho một CD có thể là:
- Số hiệu đĩa.
- Tên đĩa.
- Tên bài hát.
- Nhạc sĩ.
- Ca sĩ (ban nhạc) thực hiện.
- Nơi cất giữ.
Ví dụ: để quản lí thư viện CD gia đình ta có đối tượng quản lí là các CD. Thông tin cần lưu trữ cho một CD có thể là:
- Số hiệu đĩa.
- Tên đĩa.
- Tên bài hát.
- Nhạc sĩ.
- Ca sĩ (ban nhạc) thực hiện.
- Nơi cất giữ.
Quản lí điểm chỉ là một ứng dụng quản lí trong trường học. Hãy tìm thêm các nhu cầu quản lí khác trong nhà trường và chỉ ra hoạt động quản lí đó cần những dữ liệu nào.
Hãy nêu tầm quan trọng của việc thu thập và lưu trữ dữ liệu đối với các bài toán quản lí.
Người ta thường nói, ở bất cứ nơi nào có một tổ chức là nơi ấy có nhu cầu quản lí. Hãy kể tên một vài bài toán quản lí mà em biết.
Các công việc quản lí trong thực tế rất đa dạng: quản lí nhân viên, tài chính, thiết bị…tại các cơ quan; tổ chức, quản lí chỗ ngồi trên các chuyến bay, tàu xe tại các phòng bán vé; quản lí hồ sơ bệnh án tại bệnh viện; quản lí học sinh và kết quả học tập trong các trường. Để quản lí kết quả học tập, như em biết, phải quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,... Theo em, hoạt động này có cần lưu trữ dữ liệu không? Nếu có, đó là những dữ liệu gì?
Tại các trạm bán xăng, việc thu thập dữ liệu về lượng xăng bán và doanh thu được thực hiện như thế nào?
Cập nhật dữ liệu là gì? Tại sao dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên?
Giáo viên dạy môn toán dùng cuốn sổ điểm môn học để ghi lại điểm của từng học sinh lớp 11A (Bảng 10.1). Hãy cùng thảo luận để xác định xem có thể khai thác được những thông tin gì từ số điểm môn học này. Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc nào khác?