Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Hải Trần

hãy cho biết thái độ của nhà Nguyễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Vì sao nhà Nguyễn lại có thái độ như vậy?

Giúp mình với ạ ( mình cần gấp )

Cảm ơn trước.

Thảo Phương
15 tháng 5 2020 lúc 21:06

Thái độ của nhà Nguyễn:
-Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
-Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát  kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
-Kí với Pháp các hiệp ước:
+ Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

+ Hiệp ước Giáp Tuất (13-5-1874)

+ Hiệp ước Hắc măng 25-8-1883

+Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884)

Nhà Nguyễn có thái độ như vậy vì

+Hèn nhác, bạc nhược, chỉ biết đến lợi ích của giai cấp, dòng họ mà quên đi quyền lợi của dân tộc

+Chỉ muốn cầu hòa, không chủ động kháng chiến, luôn sợ hãi trước Pháp

Bình luận (0)
Trịnh Long
15 tháng 5 2020 lúc 21:11

Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :

- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.

- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.

- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.

- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.

- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.

Nhận xét:

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

Bình luận (0)
lê huân
15 tháng 5 2020 lúc 21:44

Thể hiện thái độ sợ Pháp và ko tin vào sức mạnh của nhân dân. Đồng thời, triều đình Huế lại muốn giảng hòa với Pháp nhằm tập trung lực lượng để dẹp yên các cuộc khởi ngĩa nông dân, bảo vệ quyền lợi của gia tộc và dòng họ. Đồng thời, triều đình Huế cũng muốn thương thuyết với Pháp nhằm đòi lại các vùng đất đã mất.

Bình luận (0)
Ngu ngu ngu
12 tháng 2 2022 lúc 21:46

đitj cuj mayf

 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Khánh Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Anh Chi
Xem chi tiết
Vũ Thị Hường
Xem chi tiết
Tân Lục
Xem chi tiết
BẢO TRÂN
Xem chi tiết
Dũng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Văn
Xem chi tiết
Hân Lê Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Toản
Xem chi tiết