Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, hãy làm rõ câu chủ đề sau:
Bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) đã khắc họa rõ nét hình ảnh người bà - một người phụ nữ Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp và lẽ sống cao quý.
Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán, trợ từ. Gạch chân, chú thích rõ cuối đoạn.
a. Hãy phân tích đoạn thơ:"tám năm ròng..,cánh đồng xa" để làm rõ những kỉ niệm tuổi ấu thơ của người cháu sống bên bà. Trong đoạn có sử dụng câu bị động, phép thế. Gạch chân, chú thích rõ cuối đoạn. (đoạn diễn dịch)
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”
Câu 1. Chép chính xác những câu thơ tiếp để hoàn thành khổ thơ. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Câu 2. Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của một câu đặc biệt có trong đoạn thơ em vừa chép.
Câu 3. Trong khổ thơ trên, tiếng chim tu hú được nhắc lại mấy lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Tình cảm gia đình hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc được thể hiện trong bài thơ. Hãy kể tên 2 bài thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả
Viết đoạn văn theo cách quy nạp khoảng 12 câu để nêu cảm nhận về tình cảm của người cháu khi nhớ về kỉ niệm từ khi “lên bốn tuổi” và trong suốt “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”, trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ, một câu cảm thán (Gạch chân, chú thích rõ)
Bài 2.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?
Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?
Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?
Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?
Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)
Bài tập : Cho đoạn thơ sau:
… “ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1. Đoạn thơ em vừa chép là lời của nhân vật nào, nói với ai và nói về điều gì?
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Câu kết của bài thơ là kiểu câu gì? Nêu tác dụng.
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp , em hãy làm rõ những vẻ đẹp phẩm chất của bà trong đoạn thơ 2 và 3 . Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán
Cho đoạn thơ:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Câu 1: Nêu HCST của bài thơ có chứa đoạn trích trên
Câu 2: Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?
Câu 3: Ghi lại ngắn gọn cảm nhận về câu thơ: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Câu 4: Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là 1 đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả