Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từThanh Hóa trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội,Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Tục truyền, hát Trống Quân xuất hiện vào đời nhà Trần, thời kháng chiến chống quân Nguyên, binh sĩ khi giải trí ngồi thành hai hàng đối nhau, một bên là "Hát xướng", một bên là "Hát đáp", khi hát gõ vào tang trống để làm nhịp
Hát trống quân là loại hình dân ca thi tài đối đáp thông qua những câu hát giao duyên có nội dung trao đổi về kinh nghiệm sống giữa nam, nữ thanh niên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, đặc biệt với nghề hát trống quân ở xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và làng Bùi Xá xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, phía nam tỉnh Bắc Ninh đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.Hát trống quân đã được đưa vào Khoa sáng tác (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) như một môn học chính.