Các thông số đã biết m1,m2 -> P1,P2, l1=OA; l2=OB;
Bài này nói thật có hai cách làm riêng biệt nha bạn.
*Cách hiểu thứ nhất là dây OA chỉ là một đoạn của dây OB, có nghĩa là A nằm trên B không có chuyện 2 dây khác nhau.
+Khi đó lực căng điều kiện cân bằng của hệ (hai vật) sẽ là \(\vec {P_{1}}+\vec {P_{2}}+\vec {T}=\vec0\)
Chiếu lên phương cùng hướng với \(\vec {OB}\)
<=>P1+P2-T=0
<=>T=(m1+m2)g (1)
+Khi tích điện cho hai quả cầu, giả sử tích cùng một lượng điện và cùng dấu (giả sử dương vì âm cũng vậy)
Hình tiếp theo:
Điều kiện cân bằng (sau khi chiếu lên phương cùng hướng với \(\vec {OB}\) ) của m1:
P1+P2-f1+f2+T=0 (Vì hai quả cầu cho là tích điện cùng dấu cùng độ lớn nên f1=f2 theo định luật Coulomb)
Khi đó T=P1+P2=(m1+m2)g (2)
(1) và (2) => lực căng dây T không đổi trong trường hợp 1
trong trường hợp này nếu tích điện trái dấu cho hai quả cầu thì lực căng ở đoạn OA cũng vậy thôi vì nó chẳng liên quan gì tới sự tương tác điện ở đoạn AB
*Cách hiểu thứ hai là hai dây OA OB này riêng biệt chỉ có trùng điểm ngọn là O thôi
Khi đó (sử dụng hình trên cùng nhé) điều kiện cân bằng của m1 là T=P1 (3) (m2 chẳng liên quan gì vì nó nằm ở dây OB)
Khi tích điện cho hai quả cầu (mình làm 1 trường hợp là tích điện cùng dấu cùng điện lượng nhé)
Khi đó (dùng hình thứ 2 nhé) ở dây OA: điều kiện cân bằng của m1 sẽ là P1-T-f1=0
<=>T=P1-f1 (4)
từ (3) (4) -> lực căng dây giảm
Bài này mình nghĩ bạn nên sử dụng cách hiểu thứ nhất vì mình đã tham khảo một số cách làm trên mạng và cũng đồng tình với cách làm đó, còn cách làm thứ hai thì tùy, bạn có thể hỏi thầy cô xem nên sử dụng cách nào nhé =)