Đặt 2 gương phẳng nhỏ. Một điểm sáng S đặt trước 2 gương sao cho SA = SB = AB. Xác định góc hợp bởi 2 gương để cho một tia sáng đi từ S phản xạ lần lươt trên 2 gương ở A và B rồi : a, Đi qua S b, Phản xạ ngược lại theo đường cũ
Chiếu 1 chùm tia song song với trục chính của 1 TKHT ( chỉ gồm 1 tia sáng đi trên trục chính và 1 tia sáng đi dưới trục chính ). TK có f = 20cm. Phía sau TK đặt 1 gương phẳng vuông góc trục chính, mặt phản xạ quay về phía TK và cách TK 3/4 lần tiêu cự. Trong khoảng giữa TK và G người ta quan sát thấy có 1 điểm sáng S' rất rõ.
a) Vẽ đường đi của các tia sáng ( ko vẽ các tia sáng qua TK lần thứ 2 ). Tính khoảng cách từ S' đến TK.
b) Quay G đến 1 vị trí hợp với trục chính 1 góc 45 độ. Vẽ đường đi của chùm sáng và xác định vị trí điểm sáng quan sát được lúc này.
gương phẳng giao nhau tại điểm O có mặt phản xạ hợp với nhau một góc α. trên mặt phẳng phân giác của góc α có nguồn sáng điểm S cách O một khoảng a không đổi. chứng minh rằng khoảng cách giữa hai ảnh ảo đầu tiên (1 qua gương thứ nhất , 1 qua gương thứ 2 )có giá trị như nào đối với hai chiều dài hai trường hợp α= 60o và α=120o
Hai gương phẳng G1, G2 hợp với nhau một góc a(an pha) <90°. Chiếu một tia sáng SI đến G1 dưới tới i¹=i, phản xạ trên G1 theo hương I¹I² rồi phản xạ trên G2 theo hương I²K.
a) Tính góc hợp bởi tia SI và tia phản xạ I²K
b) Tia phản xạ I²K sẽ quay đi một góc bao nhiêu khi:
+ Giữ nguyên G1 và tia SI¹, quay G2 quanhcạnh chung của một góc nhỏ B(bê tan)
+Giữ nguyên G2 và tia tới SI¹ quay G1 quanh cạnh chung của một góc B(bê tan)
+ Đồng thời quay 2 gương quanh cạnh chung của một góc nhỏ B (bê tan) theo cùng chiều với cùng vận tốc và giữ nguyên SI¹
Cửa sau của một chiếc ôtô có dạng hình chữ nhật Mảnh đất có kích thước 120 cm x 45 cm người lái xe cắt cửa đó một khoảng l = 2 m trước mặt người lái xe một khoảng 0,5 m có một chiếc gương phẳng song song với mặt cửa sau hỏi kích thước tối thiểu của gương phẳng bằng bao nhiêu để người lái Ông cần dịch chuyển mát mà vẫn có thể nhìn thấy hết được khuôn cửa sổ ở trong gương
Câu 2: Một người cao AB = h = 1,6m đứng trước gương phẳng OM. Khi gương đặt thẳng đứng người đó thấy dù đứng ở vị trí nào cũng nhìn thấy gót chân mình qua gương. Bỏ qua khoảng cách từ mắt tới đỉnh đầu.
a. Tìm chiều cao của gương.
b. Nếu người đó đứng cách gương một khoảng OA = a = 4m và gương nghiêng một góc M'OM = α thì người đó chỉ nhìn thấy ảnh của đầu mình qua gương. Tìm α.
c. Gương vẫn nghiêng góc α như trên, muốn vừa đủ nhìn thấy gót chân mình qua gương người đó phải đứng ở vị trí thỏa mãn điều kiện nào? Khi đó khoảng cách giữa người và mép dưới O của gương là bao nhiêu?
Một điểm sáng S nằm ngoài trục chính và gần trục chính của thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 10cm và cách thấu kính 15cm.
a)Vẽ ảnh S' của S và tính khoảng cách từ từ ảnh tới thấu kính
b)Cho S chuyển động đều theo phương vuông góc với trục chính và ra xa trục chính với tốc độ 3cm/s trong thời gian 1,5s. Xác định chiều và độ dịch chuyển của S'
c)L1 và S giữ nguyên như câu a. Đặt thêm thấu kính hội tụ L2 cùng trục chính với L1 sao cho S nằm giữa hai thấu kính , ảnh của S tạo bởi hai thấu kính đối xứng với nhau qua trục chính. Tính khoảng cách giữa hai thấu kính và tiêu cự L2
1: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
C. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
D. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới
2: Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính và ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh:
A. Tại tiêu điểm của thấu kính B. Ảnh ở rất xa
C. Ảnh nằm trong khoảng tiêu cự D. Cho ảnh ảo
3: Nếu một thấu kính hội tụ cho ảnh thật thì:
A. Ảnh cùng chiều với vật ,lớn hơn vật B. Ảnh cùng chiều với vật ,nhỏ hơn vật
C. Ảnh có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật D. Các ý trên đều đúng.
4: Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, thì ảnh có tính chất:
A. Ảnh ảo, lớn hơn vật B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, lớn hơn vật D. Ảnh thật,nhỏ hơn vật
5: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A/B/ cao bằng một nửa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất.
A. OA > f. B. OA < f C. OA = f D. OA = 2f
6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ
A. Ảnh luôn luôn nhỏ hơn vật, cùng chiều.
B. Ảnh và vật nằm về một phía của thấu kính
C. Ảnh luôn là ảnh ảo không phụ thuộc vào vị trí của vật .
D. Các phát biểu A,B,C đều đúng.
8: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây,thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh
A. f = 500 cm B. f = 150 cm C. f = 100 cm D. f = 5 cm.
9: Thấu kính nào sau đây có thể dùng làm kính lúp
A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 8 cm B. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 70cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm
10: Nếu một người cận thị mà đeo thấu kính hội tụ thì vật ở vô cực sẽ hội tụ tại một điểm:
A. Xuất hiện đúng trên võng mạc.
B. Nằm sau võng mạc.
C. Phía trước và xa võng mạc hơn so với khi không mang kính.
D. Gần võng mạc hơn so với khi không mang kính.
11: Người cận thị thường có biểu hiện gì ?
A. Không nhìn rõ vật ở xa B. Không nhìn rõ các vật ở xa bằng mắt thường
C. Không có biểu hiện D. Các ý trên đều đúng.
12: Khi nhìn vật ở xa thì thể thuỷ tinh co giãn sao cho:
A. Tiêu cự của nó dài nhất B. Tiêu cự của nó ngắn nhất.
C. Tiêu cự nằm sau màng lưới D. Tiêu cự nằm trước màng lưới
13: Sự điều tiết của mắt có tác dụng:
A. Làm tăng độ lớn của vật. B. Làm tăng khoảng cách đến vật.
C. Làm ảnh của vật hiện trên màng lưới. D. Làm co giãn thủy tinh thể.
14: Tiêu cự của thuỷ tinh thể dài nhất lúc quan sát vật ở đâu:
A. Cực cận B. Cực viễn.
C. Khoảng giữa cực viễn và cực cận. D. Khoảng giữa cực cận và mắt.
15 : Điểm cực viển là điểm xa nhất mắt thấy được vật khi:
A. Mắt điều tiết tối đa B. Mắt không điều tiết .
C. Thể thuỷ tinh co giãn nhiều nhất D. Thể thuỷ tinh co giãn ít nhất.
16: Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt khoảng 25cm, điểm CC mắt ông Hoà là 20cm, điểm CC mắt ôngVinh là 40cm. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.ông Hoà bị cận, ông Vinh bị viễn B. ông Hoà bị viển, ông Vinh bị cận
C. ông Hoà và ông Vinh đều bị viễn D. ông Hoà và ông Vinh đều bị cận
17: Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?:
A. Nằm tại màng lưới B. Nằm sau màng lưới
C. Nằm trước màng lưới D. Nằm trên thủy tinh thể.
18: Kính cận là kính gì ?
A. Hội tụ . C. Kính râm .
C. Phân kỳ . D. Kính lúp .
19: Bạn Hoà bị cận khi không đeo kính điểm cực viễn cách mắt 40 cm,Hỏi bạn hoà phải
đeo kính gì trong các loại kính sau đây? Chọn câu đúng nhất.
A.Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm .
C. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự lớn hơn 40cm D. TKPK có tiêu cự nhỏ hơn 40cm
20: Tác dụng của kính cận là để :
A. Nhìn rõ vật ở xa. B. Nhìn rõ vật ở gần.
C. Thay đổi thể thủy tinh của mắt cận D. Các ý trên đều đúng
21: Mắt lão có biểu hiện gì ?
A. Không nhìn rõ vật ở xa
B. Không nhìn rõ các vật ở xa bằng mắt thường
C. Không nhìn rõ vật ở gần bằng mắt bình thường
D. Các ý trên đều đúng.
22: Xét về mặt quang học, hai bộ phận quang trọng nhất của mắt là:
A. Giác mạc, lông mi. B. Thể thuỷ tinh, võng mạc.
C. Thể thuỷ tinh, tuyến lệ. D. Điểm mù, con ngươi.
23: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật như sau:
A. Ngoài khoảng tiêu cự của kính lúp B. Trong khoảng tiêu cự của kính lúp
C. Đặt vật xa kính D. Đặt vật sát vào mặt kính lúp.
24: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật cách kính 5cm thì:
A. Ảnh lớn hơn vật 6 lần. B. Ảnh lớn hơn vật 4 lần.
C. Ảnh lớn hơn vật 2 lần. D. Không quan sát được.
25: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp thì ảnh của vật sẽ là:
A. Ảnh và vật cùng chiều B. Ảnh xa kính hơn so với vật
C. Ảnh là ảnh ảo D. Các ý trên đều đúng.
26: Khi tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì:
A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ.
27: Nguyên nhân gây ra mắt lão là ?
A. Chơi game nhiều . B. Đọc sách không đúng khoảng cách .
C. Bẩm sinh . D. Lão hóa tuổi già .
28: Điểm cực cận của mắt là:
A. Điểm gần nhất mắt nhìn được không phải điều tiết .
B. Điểm xa nhất mắt nhìn được không phải điều tiết .
C. Điểm gần nhất mắt nhìn được .
D. Điểm xa nhất mắt nhìn được .
29. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có:
a. Phần rìa dày hơn phần giữa. b. Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
c. Phần rìa và phần giữa bằng nhau. d. Hình dạng bất kỳ.