Giúp mk với
Câu 2: Hoàn thành bảng sau
Các ngăn tim co |
Nơi máu được bơm tới |
Tâm nhĩ trái co |
|
Tâm nhĩ phải co |
|
Tâm thất trái co |
|
Tâm thất phải co |
|
Câu 3: Chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm của em
1. Nhai cơm kỹ thấy có vị ngọt do
A. Cơm có chứa tinh bột C. Một phần tinh bột được biến đổi thành đường
B. enzin amilaza có vị ngọt D. Một phần protein biến đổi thành đường đôi
2. Chất được hấp thụ ở ruốt già
A. Nước C. axít amin
B. Các đường đơn D. a xít béo, glixerin
3. Chất được biến đổi ở dạ dày là
A. Gluxit C. axit nucleic
B. Protein D. Gluxit và lipit
4. Trong cơ thể, cơ quan ngăn cách khong ngực với khoang bụng là:
A. Phổi C. Cơ hoành
B. Các xương sườn D. Gan
5. Hệ cơ quan có chức năng đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường là:
A. Hệ bài tiết C. Hệ sinh dục
B. Hệ thần kinh D. Hệ vận động
6. Lượng khí đưa vào phổi qua 1 lần hít vào bình thường là:
A. 1.500ml C. 800ml
B.1.000ml D. 500ml
7 . Máu thực hiện trao đổi khí là máu trong
A. Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch C. Động mạch và tĩnh mạch
B. Động mạch và mao mạch D. mao mạch
8. Hiện tượng xảy ra trong trao đổi khí ở phổi là:
A. Khí C02 từ mao mạch khuếch tán qua phế nang
B. Khí C02 từ phế nang khuếch tán qua mao mạch
C. Khí 02 từ mao mạch khuếch tán qua phế nang
D. C02 và 02 đều khuếch tán từ phế nang vào máu
9. Trong trao đổi khí ở tế bào thì :
A. 02 khuếch tán từ máu vào tế bào
B. C02 khuếch tán từ tế bào vào máu
C. 02 khuếch tán từ tế bào vào máu
D. Câu A và B đúng
10. Chức năng của bạch cầu là:
A. Tạo ra quá trình đông máu
B. Vận chuyển khí 02 đến cho các tế bào
C. Bảo vệ cơ thể
D. Vận chuyển khí C02 từ các tế bào về tim
PHẦN II- Tự luận (5,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Các tế bào ở ngón chân nằm ở vị trí xa tim nhất. Tuy nhiên, vẫn được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxi. Vòng tuần hoàn nào đã thực hiện điều đó, viết sơ đồ mô tả vòng tuần hoàn ấy?
Câu 2: (2 điểm)
Hệ hô hấp ở người gồm những cơ quan nào? Chức năng của những cơ quan đó?
Câu 3: (1,5 điểm)
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?
Câu 3 (Tự luận):
Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Câu 2 :
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
Câu 3
Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Câu 2: Hoàn thành bảng sau
Các ngăn tim co | Nơi máu được bơm tới |
Tâm nhĩ trái co | Tâm thất trái |
Tâm nhĩ phải co | Tâm thất phải |
Tâm thất trái co | Vòng tuần hoàn lớn |
Tâm thất phải co | Vòng tuần hoàn nhỏ |
Câu 3: Chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm của em
1. C 6. D
2. A 7. D
3. B 8. A
4. C 9. D
5. B 10. C
Phần II- Tự luận
Câu 1:
- Vòng tuần hoàn lớn đã thực hiện điều đó.
- Sơ đồ mô tả:
Tâm thất trái ( Tim) -----> Động mạch chủ -----> Các mao mạch phần dưới cơ thể ( thực hiện TĐK và TĐC với các tế bào ngón chân) -----> Tĩnh mạch chủ dưới -----> Tâm nhĩ phải ( tim)
Câu 2:
- Hệ hô hấp ở người gồm có:
+ 2 lá phổi: Phổi phải có 2 thuỳ, phổi trái có 3 thùy; đơn vị cấu tạo là phế nang.
+ Đường dẫn khí: gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Chức năng của các thành phần đó:
+ 2 lá phổi: thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
+ Đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ẩm làm ấm và lọc sạch không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
Câu 3: Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:
Ở các đơn vị chức năng của thận:
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc ( 30-40 A°) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc, kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết ( các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl-,...); quá trình bài tiết tiếp các chất độc hại và các chất không cần thiết khác ( axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+,...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
---> Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng và theo ống đái thải ra ngoài.
2/
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
3/ Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.