Phần 2: Sinh học tế bào

Ngô Thị Kim Thúy

giúp em với ạ

1. điều gì nói lên sự khác biệt giữa thực vật hạt trần và thực vật khác?

2. cơ chế vận chuyển nước và muối khoáng theo chiều ngang?

3. tại sao không dùng mô phân sinh đỉnh rễ để nuôi cấy mô ?

Linh Phương
5 tháng 6 2017 lúc 7:47

Câu 2:

a. Hấp thụ nước

- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút

+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất

b. Hấp thụ ion khoáng

- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)

+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Bình luận (0)
thuongnguyen
2 tháng 6 2017 lúc 13:12

Câu 1:

Thực vật hạt trần hay thực vật khỏa tử (Gymnospermae) là một nhóm thực vật có hạt chứa các hạt trên các cấu trúc tương tự như hình nón (còn gọi là quả nón, mặc dù chúng không phải là quả thực thụ) chứ không phải bên trong quả như thực vật hạt kín. Thuật ngữ gymnospermae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp gumnospermos, được dịch thành "các hạt trần". Tên gọi này chỉ ra rằng các hạt không được hình thành trong các noãn hay bên trong quả, như ở thực vật hạt kín, mà được tìm thấy trên các vảy bắc của quả nón hoặc các cấu trúc tương tự.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bui Thu Hương
Xem chi tiết
Đinh Tiên Hoàng
Xem chi tiết
Liêu Ích Thành
Xem chi tiết
nguyen manh
Xem chi tiết
Ngô Thị Khánh Ly
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
gấu subi
Xem chi tiết
Kuro Usagi
Xem chi tiết
Huỳnh Thanh Liêm
Xem chi tiết