Văn bản ngữ văn 8

Nguyễn Thị Trang

Giới thiệu về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

nguyen minh ngoc
21 tháng 1 2018 lúc 20:35

Vũ Đình Liên(1913-1996), quê ở Hải Dương, sống tại Hà Nội. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ Mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Trong cuộc đời, ông sáng tác rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng có lẽ bài thơ tiêu biểu nhất vẫn là Ông đồ - một bài thơ giàu sự cảm thông và nỗi tiếc nhớ.
Người xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo.
Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Cặp từ “mỗi”…” lại” cho ta thấy sự xuất hiện của ông đồ thường xuyên, đều đặn. Hoa đào từ lâu đã trở thành một tín hiệu để báo tin mùa xuân về. Bởi vậy nói” hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người qua lại. Chỉ bằng vài nét đơn sơ, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung ông đồ với tất cả vẻ đẹp thanh cao, đậm một tâm tình người già.
Bức tranh thứ hai được phác hoạ một cách sống động. Ông đồ ngồi giữa đấm đông xúm xít, tấm tắc ngợi ca. Ngòi bút bay lượn trên khổ giấy:
“ Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Trong khoảnh khắc ấy, ông đồ đâu phải là “ di chứng của một thời tàn”. Hình ảnh ông đồ đắc chí như làm sống dậy cái thời nghệ thuật thư pháp đang ở đỉnh cao. Niềm vui của ông đồ chắc chẳng phải vì “ Bao nhiêu người thuê viết” thì ông có nhiều tiền. Ông vui vì thấy nét bút của mình không hẳn đã phí hoài mà vẫn còn có ích, đem lại niềm vui cho đời. Và ngay cả tài năng của ông đồ nữa, nó chỉ thể hiện trên câu thơ bằng những từ ngữ “ hoa tay”, “ thảo”, cũ kĩ ngay cả trong nhịp điệu của hình ảnh ví von “ phượng múa rồng bay”.
Nhưng niềm vui của ông đồ không được lâu. Chỉ một chữ “ nhưng”, sắc màu của bức tranh thứ ba đã thay đổi hẳn:
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
Vũ Đình Liên đã phác hoạ một cảnh tượng đầy xót xa. Vẫn trên nền hoa đào, ông đồ ngồi ủ rũ, thâp thoáng những bóng người xa dần. Giá như có một sự đột biến nào đó khiến người ta không thích chữ ông nữa thì là một lẽ, đằng này những người đến với ông đồ cứ vơi dần đi, lòng người với thư pháp cũng nhạt đi nhiều. Các thủ pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp “ giấy đỏ buồn” , “ mực đọng”, “ nghiên sầu” chỉ tô đậm thêm nỗi thất vọng của ông đồ.
Rồi đến một ngày, chút lòng thương hại cũng rơi rụng nốt:
“ Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay….”
“Vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông đồ vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn bày “ mực tàu giấy đỏ”. Ông đồ chờ đợi cái xúm xít khách mua chữ, chờ đợi đến lúc viết chữ cho khách. Có lẽ lúc bấy giờ trên thế gian này chỉ còn lại mỗi nhà thơ là có thể cảm thông được với nỗi buồn của ông đồ. Chỉ cảm thông thôi chứ nỗi buồn ấy lớn quá làm sao chia sẻ nổi. Sự cách biệt của tuổi tác, và nhẩt là của hai nền văn hoá khác nhau khiến cho nhà thơ chỉ biết đứng xa xa nhìn ông đồ mà thương cảm. Và kỳ lạ thay là một chiếc lá vàng”
“ Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã diễn tả tâm trạng của ông đồ một thời tàn. Mùa xuân mà lại có lá vàng rơi. Lá vàng là biểu tượng cho sự tàn úa. Mưa bụi tuy thật nhẹ nhàng nhưng lại thật dai dẳng. Nó làm tê tái cả lòng người. Đó không chỉ là nỗi buồn của ông đồ mà còn là nỗi nhớ tiếc của nhà thơ:
“ Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Ông đồ già ở đầu bài đã biến thành ông đồ xưa ở cuối bài. Trong trường học, người học không cần ông đồ nữa. Và giờ đây, ở ngoài đường, người ta cũng lãng quên ông. Nhà thơ đã nói lên hình ảnh đáng thương của ông đồ, qua đó bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của mình với cảnh cũ người xưa. Đó là cảnh người qua đường xúm lại thuê ông viết chữ, tấm tắc ngợi khen tài năng của ông. Nhưng giờ đây tất cả đã qua đi, ông đồ cũng đã biến mất. Hình ảnh ông đồ viết chữ bên đường mỗi dịp Tết đến xuân về là một nét đẹp văn hoa của người Việt Nam, vậy mà giờ nó đang bị mai một dần. Thời đó, hiếm có ai lại qua tâm tới ông, tất cả đều thờ ơ. Ở đây lòng nhân ái không chỉ với một người mà còn đối với một lớp người, một thế hệ con người tài năng bị lãng quên. Thế mới biết lòng thương người của Vũ Đình Liên thật rộng lớn.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
21 tháng 1 2018 lúc 21:04

Vũ Đình Liên (1913 - 1996), quê Hà Nội, là một nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo.
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
- Ông đồ là bài thơ thành công xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Haibara Ai
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Khánh An
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết
Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
0 tên
Xem chi tiết