- Trong những năm 1958 – 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp: vận động nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp cơ bản hoàn thành, với trên 85% số hộ nông dân vào hợp tác xã.
- Đồng thời với cải tạo quan hệ sản xuất, miền Bắc cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Từ năm 1958, nhiều công trình quan trọng được xây dựng mới đã đi vào hoạt động, tiêu biểu là công trình thủy nông Bắc - Hưng – Hải, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Khu Gang thép Thái Nguyên....
Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965), các ngành nghề đều dấy lên - phong trào thi đua sôi nổi. Đến năm 1965, nhiều hợp tác xã đã đạt và vượt mức 5 tấn thóc héc-ta, giá trị các ngành công nghiệp nặng (cơ khí, đóng tàu, sản xuất gang thép,...) tăng gấp 3 lần so với năm 1960.
- Những tiến bộ về kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, giáo dục, năm học 1959 1960, miền Bắc có 6 300 trường (với 2,5 triệu học sinh, sinh viên), đến năm học 1964 – 1965 tăng lên hơn 9.000 trường phổ thông (với hơn 2,6 triệu học sinh), hệ thống đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường (tăng gấp 2 lần so với năm học 1960-1961)
- Ý nghĩa thành tựu:
+ Miền Bắc đã hoàn thành quá độ lên chủ nghĩa xã hội về quan hệ sản xuất.
+ Nền kinh tế quốc dân được phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.