Hướng dẫn soạn bài Thuốc

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê An Bình

Giải thích nhan đề truyện ngắn Thuốc - Lỗ Tấn?

tiểu thư họ nguyễn
24 tháng 6 2016 lúc 19:57
Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

  -Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. -Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. -Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Nguyễn Thái Bình
24 tháng 6 2016 lúc 20:02

- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.

- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.

-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.

- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân,  căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc

- Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường. 

Lưu Thị Thảo Ly
24 tháng 6 2016 lúc 20:18

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố 
Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn
 đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì bôn ba trong chốn quạnh hiu”

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
4 tháng 11 2017 lúc 17:58

Chữ Thuốc ở đây không phải là thuốc tây, hay nam, bắc của Y học mà là chữ thuốc hiểu theo nghĩa bóng, để chữa cán bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc đương thời. Lúc bấy giờ, khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các đế quốc Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé, xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận cam chịu nhục nhã. Lỗ Tấn đã viết "Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ". Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Tôn Trung Sơn cũng coi Trung Quốc lúc bấy giờ "là một con bệnh trầm trọng". Do đó, rất cần một phương thuốc chữa trị. Và, vì thế, nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Thuốc.

Tên truyện ít nhất có ba ý nghĩa:

Thứ nhất là thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (lấy máu người để chữa bệnh lao!), hậu quả là con bệnh chết oan uổng, cần phải chữa căn bệnh u mê, lạc hậu này.

Thứ hai là thuốc chữa căn bệnh gia trưởng phong kiến của người dân Trung Quốc, trên bài tạp văn Ngày nay chúng ta làm cha như thế nào? Lỗ Tấn đã yêu cầu các thế hệ trước phải biết tôn trọng các thế hệ sau, giải phóng tư tưởng cho thế hệ sau. Trong tác phẩm Thuốc, nhà văn đã đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trị bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đứng thằng cháu làm cách mạng, mà lão cả Khang giết hại Hạ Du, đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái gọi là thuốc phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc và phải đi tìm một thứ thuốc khác.

Thứ ba là thuốc chữa căn bệnh hờ hững, mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (Trong truyện Thuốc, những người cách mạng như Hạ Du là những người xả thân vì nghĩa lớn, dũng cảm không sợ chết nhưng họ sống cô đơn, không ai hiểu họ và không ai ủng hộ họ).

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
4 tháng 11 2017 lúc 17:59

Với truyện ngắn “Thuốc” nhà văn muốn gửi tới người đọc bức thông điệp của cảnh tối tăm, ngu muội của đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ, nhà văn muốn lột trần, phơi bày căn bệnh tinh thần của họ.

Thuốc có thể hiểu là vị thuốc, đơn thuốc. Tuy nhiên, thuốc còn có tầng nghĩa sau: Đó là thứ thuốc người dân dùng để chữa bệnh lao, đây là thứ thuốc quái đản gây chết người. Và Lỗ Tấn muốn thức tỉnh mọi người đó là thứ thuốc độc, mê tín và phi khoa học. Ông muốn khai sáng mọi người tới khoa học.

Tầng nghĩa thứ hai đồng thời cũng chính là bức thông điệp chính của tác phẩm. Nhà văn muốn cảnh tỉnh, cần có thứ thuộc đặc hiệu để chữa trị cho sự u mê, ngu muội, dửng dưng, vô cảm, tê liệt tinh thần trầm trọng của quần chúng. Họ không hiểu biết về chính trị, họ cần có thuốc để được giác ngộ, để chuyển mình cùng những đổi thay của đất nước.

Thuốc để chữa trị cho những người cách mạng, họ chưa thoát ra ngoài khỏi tư tưởng tư sản, còn xa rời quần chúng nhân dân. Lỗ Tấn còn nhận thấy những hạn chế của cách mạng Tôn Trung Sơn. Người Trung Quốc lúc ấy giống như “cái tay không cảm nhận được nỗi đau của cái chân”, lại luôn hớn hở, tự đắc như anh chàng AQ “thắng trận trong tưởng tượng”. Đúng là căn bệnh trong tình trạng thập tử nhất sinh, cấp thiết phải cso thuốc chữa trị để cứu đất nước thoát khỏi nạn vong quốc

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
4 tháng 11 2017 lúc 18:00


Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”




Nguyễn Lê Thảo Nguyên
4 tháng 11 2017 lúc 18:00

Chữ Thuốc ở đây không phải là thuốc tây, hay nam, bắc của Y học mà chữ thuốc hiểu theo nghĩa bóng, đế chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc đương thời. Lúc bấy giờ, khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các đế quốc Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé, xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận cam chịu nhục nhã. Lỗ Tấn đã viết “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cải nhà hộp bằng sắt, không có cửa so Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Tôn Trung Sơn cũng coi Trung Quốc lúc bấy giờ “là một con bệnh trầm trọng”. Do đó, rất cần một phương thuốc chữa trị. Và, vì thế, nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Thuốc.
Tên truyện ít nhất có ba nghĩa:
Thứ nhất là thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (lấy máu người đế chữa bệnh lao!), hậu quả là con bệnh chết oan uổng, cần chữa căn bệnh u mê, lạc hậu này.
Thứ hai là thuốc chữa căn bệnh gia trưởng phong kiến của người dân Trung Quốc, trên bài tạp văn Ngày nay chúng ta làm cha như thế nào? Lỗ Tấn đã yêu cầu các thế hệ trước phải biết tôn trọng các thế hệ sau, giải phóng tư tưởng cho thế hệ sau. Trong tác phẩm Thuốc, nhà văn đã đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trị bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đúng thằng cháu làm cách mạng, mà lão cả Khang giết hại Hạ Du, đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái thứ gọi là thuốc phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc và phải đi tìm một thứ thuốc khác.
Thứ ba là thuốc chữa căn bệnh hò’ hững, mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (Trong truyện Thuốc, những người cách mạng như Hạ Du là những người xả thân vì nghĩa lớn, dũng cảm không sợ chết nhưng họ sống cô đon, không ai hiếu họ và không ai ủng hộ họ).

Nguyễn Trung Anh
17 tháng 4 2018 lúc 21:22

-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”

2- Các nhân vật:

a-Hình ảnh đám đông quần chúng:

-Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du .Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.

-Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả Khang ,người râu hoa râm…cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên.
Tóm lại, qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông quần chúng thật là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá hạn chế.Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ .Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn .

b-Nhân vật Hạ Du:

Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện .
Hạ Du là một người yêu nước , một nhà cách mạng tiên phong , dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn.
Nhưng anh rất cô đơn ,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh .Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.
Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này.

3-Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con:

-Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng. .Thời gian nghệ thuật đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả.

-Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ ,có một con đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.

-Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình .Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.

2- Đặc sắc nghệ thuật:

-Truyện có lối viết cô đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (chiếc bánh bao tẩm máu,vòng hoa,con đường mòn…)

-Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.

-Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.
Văn hào Lỗ Tấn (1881 – 1936) được ngợi ca là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, đạt được thành tựu lớn nhất trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Ông đã sống và viết với một tâm thế chiến đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân. Hai vần thơ nổi tiếng của ông được truyền tụng như một châm ngôn sáng ngời:

“Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ,

Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng”.

Nhà văn Fađêép (Nga) từng ca ngợi: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn thế giới… Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được…”.

“Thuốc” là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn. Ông sáng tác truyện “Thuốc” vào ngày 25/4/1919, đúng một năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được đăng trên báo “Tân Thanh niên” số thang 5/1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) do học sinh, sinh viên Bắc Kinh phát động, mở đầu cuộc vận động “cứu vong” – cứu đất nước Trung Hoa khỏi diệt vong.

Lỗ Tấn kể chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu tử tù để làm thuốc chữa bệnh lao cho con, chuyện Hạ Du làm cách mạng mà bị chêt chém… qua đó tác giả thể hiện tình trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung Quốc những năm đầu của thế kỷ 20.

Lỗ Tấn chia truyện làm bốn phần: 1) Lão Hoa Thuyên đi mua thuốc – bánh bao tẩm máu tử tù – đem về chữa bệnh lao cho con; 2) Vợ chồng lão Hoa nướng “thuốc” và thằng Thuyên – con trai ăn “thuốc”; 3) Bọn khách trong quán trà và bác Cả Khang (đao phủ) nói về “thuốc” và bàn về tử tù; 4) Bà Hoa và bà Tứ (mẹ tử tù) cùng đi thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa địa nhân ngày thanh minh.

1. Lão Hoa Thuyên đi mua “Thuốc” cho con vào một đêm mùa thu gần sáng, trăng lặn rồi. Mùa thu cũng là mùa ở Trung Quốc dưới thời Mãn Thanh, người ta đem chém tử tù. Trời tối và lạnh, vắng vẻ. Tiếng ho của người bệnh lao (thằng con trai) nổi lên. Bà Hoa sờ soạng dưới gối lấy một gói bạc đồng đưa cho chồng. Lão Hoa Thuyên cầm đèn ***g đi ra, thằng con lại nổi một cơn ho. Lão Thuyên khẽ nói với con, biết bao thương yêu: “Thuyên à! Con cứ nằm đấy!…”

Trời tối và vắng, lạnh, nhưng lão Hoa Thuyên “cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho thép thần thông cải từ hoàn sinh”. Đã mấy đời độc đinh, thằng Thuyên bị ho lao, một mối lo buồn đè nặng đã bấy nay, vì thế đêm nay, lão cầm đèn đi mua thuốc cho con, lão chứa chan hy vọng mới cảm thấy “sảng khoái” và như “trẻ lại”.

Cảnh pháp trường qua cái “trố mắt nhìn” của lão Thuyên. Có biết bao nhiêu người “kỳ dị hết sức”, cứ hai ba người “đi đi lại lại như những bóng ma!” Bọn lính với sắc phục có “miếng vải tròn màu trắng” ở vạt áo trước, vạt áo sau, có “đường viền đỏ thẫm” trên chiếc áo dấu. Cảnh pháp trường, lúc thì “tiếng chân bước ào ào”, bọn người “xô nhào tới như nước thủy triều”, lúc thì cả đám “xô đẩy nhau ào ào”. Hình như họ tranh nhau “lấy thuốc” để đem bán?

Người bán thuốc cho lão Thuyên mặc “áo quần đen ngòm” “mắt sắc như hai lưỡi dao” chọc thẳng vào lão, làm lão “co rúm” lại. Thuốc là “một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”. Sau khi “tiền trao cháo múc”, người bán thuộc giật lấy gói bạc, “nắn nắn” rồi quay đi, miệng càu nhàu. Lão Thuyên “run run – ngại không cầm chiếc bánh”, nhưng sau đó, tất cả tinh thần lão để hết vào cái bánh bao tẩm máu ấy, “lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao!”

Cảnh vợ chồng lão Hoa Thuyên gặp nhau “bàn bạc một hồi”, cảnh lấy lá sen già gói bánh bao tẩm máu tử tù để nướng, cảnh ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên “một mùi thơm quái lạ” tràn ngập cả quán trà rồi cậu Năm Gù đi vào quán trà hỏi: “Thơm ghê nhỉ?… Rang cơm đấy à?”, cảnh thằng Thuyên ăn “thuốc” hai bố mẹ đứng hai bên, và bà Hoa nói khẽ, an ủi con: “Ăn đi con, sẽ khỏi ngay” – tất cả đều phản ánh tình trạng mê muội của quần chúng. Họ tin tưởng một cách chắc chắn và thiêng liêng rằng, bánh bao tẩm máu tử tù ăn vào sẽ chữa khỏi bệnh lao. Với một cách viết dung dị, trầm lắng, sâu xa, hàng loạt chi tiết đưa ra đều xoay quanh chuyện mua, bán thuốc, chuyện ăn thuốc và niềm tin “thuốc thành” sẽ chữa khỏi bệnh lao, tác giả đã làm nổi bật chủ đề thứ nhất của truyện là phê phán tư tưởng mê tín, tập quán chữa bênh phản khoa học.

Buổi sáng mùa thu năm ấy, sau khi thằng Thuyên ăn “Thuốc” nằm ngủ, bà Hoa “nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con” thì quán trà một lúc một đông khách. Có cậu Năm Gù, có một người “râu hoa râm”. Có lão “mặt thịt ngang phè… mặc chiếc áo vải màu huyền, không ghi khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quần ở ngoài, xộc xệch…”. Sắc phục ấy là dấu hiệu của những đao phủ trên pháp trường. Đó là bác Cả Khang, kẻ đã bán “thuốc” cho lão Hoa Thuyên. Bác Cả Khang sau khi tán tụng thức thuốc đặc biệt “bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì mà chẳng khỏi” đã nói về tử tù là “con nhà bà Tứ chứ còn ai? Thằng quỷ sứ!”


Các câu hỏi tương tự
Châu Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết