Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thùy Trang

Giải thích một cách ngắn gọn câu : "đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / ngày tháng mười chưa cười đã tối ? "

Nguyễn Trí Dũng
16 tháng 10 2018 lúc 21:33

Tháng 5 là mùa hè, ngày dài đêm ngắn

Tháng 10 là mùa đông => ngược lại

=> Câu trên đã diễn tả về hiện tượng này.

(Câu này ko liên quan gì đến tin học đâu nha bạn!)

So Yummy
17 tháng 10 2018 lúc 14:56

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".


Các câu hỏi tương tự
Thu Hoàng
Xem chi tiết
Đô Rê Mi
Xem chi tiết
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Chụy Ngọc ss
Xem chi tiết
duong the tai
Xem chi tiết