Đường kính bị sulfuric acid đặc hút nước tạo ra chất rắn màu đen là carbon. Một phần carbon sinh ra tiếp tục bị oxi hoá bởi sulfuric acid tạo thành khí CO2 và SO2 , đẩy carbon trào ra ngoài cốc.
Đường kính bị sulfuric acid đặc hút nước tạo ra chất rắn màu đen là carbon. Một phần carbon sinh ra tiếp tục bị oxi hoá bởi sulfuric acid tạo thành khí CO2 và SO2 , đẩy carbon trào ra ngoài cốc.
Thí nghiệm 1. Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc, nóng với Cu
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn.
Hoá chất: dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaOH, mảnh đồng, bông.
Tiến hành: Cho khoảng 2 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Cho một mảnh đồng vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Dùng bông tẩm dung dịch NaOH đậy trên miệng ống nghiệm.
Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 2. Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc với đường
Dụng cụ: cốc thuỷ tinh.
Hoá chất: dung dịch H2SO4đặc, đường tinh luyện.
Tiến hành: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc thuỷ tinh. Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào cốc.
Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
Quan sát Hình 7.6, trình bày cách nhận biết ion . Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hoá học.’
Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và H2O được kí hiệu bằng các chữ cái: A, B, C và D (không theo trình tự trên). Kết quả của những thí nghiệm nhận biết những mẫu này được ghi trong bảng sau:
Mẫu | Thuốc thử | |
Quỳ tím | Dung dịch BaCl2 | |
A | Đỏ | Kết tủa trắng |
B | Xanh | Không kết tủa |
C | Tím | Không kết tủa |
D | Đỏ | Không kết tủa |
Hãy cho biết A, B, C và D là kí hiệu của những chất nào. Giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cho các dung dịch không màu của mỗi chất sau: K2CO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử trong phản ứng của H2SO4 đặc với Cu ở Thí nghiệm 1.
Dung dịch sulfuric acid đặc được dùng làm khô khí nào trong số các khí sau: CO, H2, CO2, SO2, O2 và NH3? Giải thích.
Hãy cho biết giai đoạn nào trong quá trình sản xuất H2SO4 có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Giải thích.
Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn tạo ra SO3 người ta chọn điều kiện phản ứng ở nhiệt độ cao (450 °C - 500 °C).