Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Võ Thị Thu

giải thích câu nói của bác hồ(viết bài văn): Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên các bạn trả lời nhanh mik cần gấp

Thảo Phương
24 tháng 4 2018 lúc 19:53

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam. Trong một cuộc tiếp xúc với thanh niên, Bác Hồ dạy:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Lời dạy đó bao năm qua đã cổ vũ, khích lệ thanh niên phấn đấu khắc phục muôn vàn khó khăn trong cuộc sống.

Không biết ai đã nói rất đúng “sống là hành trình khắc phục khó khăn”. Con người ta muốn sống thì phải có ăn, có mặc, có chỗ ở, có kiến thức, có việc làm, được bảo vệ... Muốn có các thứ ấy con người phải vượt qua bao nhiêu khó khăn mới đạt được. Các Mác từng nói: “Sống tức là đấu tranh”, cũng có nghĩa là đấu tranh khắc phục mọi khó khăn, trở ngại trên con đường đi tới.

Nhưng người ta thường có thái độ khác nhau trước khó khăn. Có người thấy khó khăn thì run sợ, chùn bước, ngã lòng, né tránh. Kết quả là họ buông xuôi, mặc cho số phận rủi may xô đẩy. Trái lại, đốivới một số người thì khó khăn không làm họ thối chí, mà chỉ làm cho họ thêm mạnh mẽ. Lời khuyên của Bác Hồ nhằm tăng thêm sức mạnh cho tuổi trẻ.

“Không có việc gì khó” - nghe có vẻ như phủ nhận mọi khó khăn ở đời, nhưng thật ra không có ý xem mọi thứ ở đời là bằng phẳng và dễ dàng. Khó khăn ở đời là một thực tế không ai phủ nhận được. Nhưng khó hay dễ là phụ thuộc vào ý chí của con người. Con người có ý chí thì biến khó khăn thành cái có thể vượt qua, khắc phục mọi khó khăn, dù cho đó là việc lớn lao như đào núi, lấp biển:

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Lời dạy của Bác Hồ đề cao vai trò sức mạnh ý chí của con người trong mọi việc, đặc biệt là ý chí của nhân dân, của tập thể, của người cách mạng. Người từng dạy quân dội ta: “Nhiệm vụ nào củng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Người từng khuyên cán bộ ta: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũngxong”. Đây hoàn toàn không phải là Bác Hồ khinh thường khó khăn, chủ trương “ý chí luận”, mà là Người rất coi trọng yếu tốchủ quan của con người. Bởi vì nếu thiếu đi yếu tốđó thì dù điều kiện có thuận lợi đến đâu cũng dễ dàng bị bỏ qua, không được tận dụng.

Trong lời khuyên của Bác có một câu rất quan trọng: “Chỉ sợ lòng không bền”. Không sợ khó mà lại sợ lòng không bền. Câu nói đó nói lên một nhược điểm thường gặp của con người là sợ gian khổ, dễ ngã lòng. Chính vì con người thường sợ khó cho nên việc khó lại càng khó! Đặc biệt là khi làm việc lớn, như đào núi lấp biển, kháng chiến chông giặc thì lại càng phải bền lòng hơn nữa. Có người nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” cũng là nói về ý này.

Bản thân Bác Hồ là một tấm gương nêu cao ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Hồi còn thanh niên Bác từng rủ một người bạn đi sang Pháp. Khi người bạn hỏi lấy tiền đâu mà đi, Bác Hồ đưa hai bàn tay lên và trả lời: “Đây, tiền đây”. Người sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền ra đi cứu nước. Và Người đã làm bồi bàn, làm thợ ảnh, làm phụ bếp... để hoạt động cách mạng. Khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại nhà ngục Quảng Tây, Người lại tự khuyên mình bằng bài thơ Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao chập chùng,

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Ở đây lại xuất hiện tinh thần khắc phục khó khăn: Nếu quyết tâm bền bỉ leo lên đến tận cùng thì rừng núi trùng điệp cũng bị khuất phục.

Tóm lại, với một bài thơ ngắn năm chữ, dễ thuộc, Bác Hồ đã khuyên thanh niên ta nêu cao vai trò quyết định của nhân tốcon người trong việc khắc phục khó khăn.

Vâng lời Bác Hồ dạy, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và quân xâm lược Mĩ. Tiếp tục vâng theo lời Bác, nhất định nhân dân ta sẽ còn giành được nhiều thắng lợi hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

Thảo Phương
24 tháng 4 2018 lúc 19:54

Đối với thanh niên nước nhà Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên tròn chiến đấu cũng như trong hòa bình. Trong một lần đến thăm một tiểu đội thanh niên xung phong bác đã tặng cho thanh niên một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ long không bền
Đào núi va lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Qua đoạn thơ Bác muốn nhắn nhủ với thanh niên rằng việc gì khó mấy cũng làm được chỉ cần quyết chí bền lòng

Câu thơ đầu tiên bác đã khẳng định trên đời này không có việc gì là khó cả. Câu thơ tứ hai hô ứng nhấn mạnh mọi khó khăn trên đới sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng chỉ cần chúng ta có quyết tâm. Không có việc gì khó chỉ sợ chúng ta không có ý chí lòng kiên trì,sự nhẫn nại công việc dù có gian nan đến đâu thì chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị dễ hiểu giống như cuộc sống hàng ngày của nhân dân ta. Chủ đề xuyên suốt tòn bài thơ đó chính là nếu có ý chí quyết tâm thì dù có khó khăn gì cũng có thể vượt qua được. Hình ảnh đào núi và lấp biển là một hình ảnh mang tính ước lệ khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.

Lịch sử nhân loại ta đã có rất nhiều câu chuyện tấm gương nêu cao tinh thần ý chí quyết tâm vươn lên khó khăn không ngại gian khổ của rất nhiều thế hệ lịch sử và nó ngày càng được tôi luyện dần theo thời gian. Đó là câu chuyện của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từ khi mới hai mươi tuổi đã ti ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. Chàng thanh nước đó đã phải chịu tất nhiều những khó khăn gian khổ và nhiều lúc tưởng chừng như có thể cận kề với cái chết. Đó còn là quảng thời gian có thể coi là khổ cực nhất của Bác là khi bị quân Tưởng Giới Thạch bắt giam trong nhà tù Trung Quốc.

Vậy làm người thanh niên ấy không báo giờ bỏ cuộc không bao giờ lùi bước mà luôn vươn lên không ngại gian khó tù đầy. Đó là một biểu tượng cao cả nhất mà thanh niên chúng ta cần phải học tập noi theo. Đó càn là câu chuyện của anh chàng Nguyễn Ngọc Kí bị cụt hai tay tưởng chừng như là người vô dụng tàn tật không thể làm được gì. Và hiển nhiên việc viết đối với anh là một điêu không thể. Vậy mà mặc kệ tất cả những lời trêu chọc của bạn bè bỏ qua những cơn chuột rút đau đến quặn lòng ,Nguyễn Ngọc Kí vẫn đi học vẫn viết bằng chân,đó là một sự phi thường mà có lẽ khó ai có được ý chí như chàng trai ấy. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã thành công đã được công nhận đã là người có ích cho đất nước. Có lẽ ta cũng chưa quên được chàng trai Níc Vujjicic không chân không tay . Đối với chúng ta như thế có thể được coi là tàn phế không thể làm được gì . Vậy mà anh ấy đã chứng minh cho cả thế giới rằng anh ấy cũng có thể làm được mọi thứ như người bình thường và có thể làm được tốt hơn rất nhiều lần. Anh đã trở thành một hiện tượng của thế giới khi bằng chính sức mạnh của mình anh đã trở thành một người thành đạt,anh có công ty riêng anh đã có sự nghiệp của riêng mình. Không những thế anh còn đi khắp thế giới để nói cho mọi người biết anh đã thành công như thế nào anh đã đứng lên ra sao.

Và còn rất nhiều những tấm gương khác trên thế giới đã trở thành tấm gương để chúng ta học tập và noi theo. Họ bằng chính sức lực của mình đã vượt qua tất cả mọi khó khăn của cuộc sống để rồi được xã hội tôn vinh công nhận. Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bên cạnh những thanh niên có ý thức có tinh thần vươn lên thì ta cũng cần phải nhìn nhận lại một bộ phận thanh niên đang xuống dốc, với nhiều nguyên nhân, lực lượng thanh niên cũng đã bộc lộ những hạn chế làm cho những thế hệ cha anh phải quan tâm lo lắng, đó là tình trạng “Một bộ phận thanh niên sống thiêu lí tưởng giảm sút niềm tin ít quan tâm đến tình hình đất nước thiếu ý thức chấp hành pháp luật sống thực dụng xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”.

Tuy nhiên ta cũng phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm ý chí của ta phải đi đôi với hành động chứ không được quết tâm suông mà có thể làm nên những sự nghiệp lớn. Và những ước mơ khát vọng của chúng ta cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế hoàn cảnh chủ quan khách quan và những tiền đề vật chất nhất định nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm những kẻ mơ mộng hão huyền và hiển nhiên thành công sẽ không bao giờ có được điều mong muốn.

Hiểu được sâu sắc như thế ta càng thấm nhuần lời dạy của Bác. Từ đó người thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là những người chủ của đất nước, là đội quân chủ lực của cách mạng nước nhà. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường em nguyện sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng với bài thơ bác dặn.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Trường Chinh
Xem chi tiết
Thuý Ngân
Xem chi tiết
Tomari
Xem chi tiết
Doraemon
Xem chi tiết
Huy Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Miu Ly Ly
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
mianna25
Xem chi tiết