a. Giấy rách phải giữ lấy lề.:
Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả.
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.
b. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.:Câu tục ngữ trên có nghĩa là, chỉ có lửa nóng mới thử biết được chất vàng quý giá của đồ vật. Chỉ có gian nan, thử thách mới biết được sức người bền bỉ ra sao. Nếu con người vượt lên khó khăn, thử thách, chiến thắng nghịch cảnh thì giá trị của bản thân mới được khẳng định bền vững. Chính khó khăn, trở ngại trong cuộc sống giúp con người rèn luyện, hoàn thiện và khẳng định những phẩm chất quý báu của mình
c. Múa vụng chê đất lệch.:Nó dùng để chỉ một kẻ chẳng làm nên trò trống gì, nhưng lại hay tìm cớ bao biện, đổ vấy cho kẻ khác. Ở một chừng mực nào đó, nó cũng giống với một câu nói quen thuộc của người Anh: “Thợ dở đổ lỗi cho đồ nghề”.
d. Thơm (Tốt) danh hơn lành áo.:Cả câu này ngụ ý khuyên người ta nên chú trọng đến cách làm ăn cư xử sao cho lưu danh thơm tiếng tốt ở đời nhất. Khuyên chúng ta chớ không nên chú trọng vào sự ăn mặc tốt mã mà sáo rỗng bên trong. Câu tục ngữ đặc sắc này đường như cũng đã có ý nghĩa tương tự câu quen thuộc với chúng ta đó chính là câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Những ý nghĩa như đã muốn nói rằng, chính trong cuộc sống nên cân nhắc làm những việc tốt. Ta cũng nên hãy làm những việc thật là hữu ích cho mọi người. Con người chúng ta cũng không nên chạy theo vật chất hay sống hình thức, giả tạo. Có lẽ chính vì một việc tốt, hay đó còn chính là một người đạo đức, tốt bụng và cho dù nghèo khổ hay xấu xí đi chăng nữa thì hãy luôn tin rằng: Bản thân mình vẫn luôn được đánh giá cao, được nhiều người quý mến, trân trọng.