Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.
A | B | |
(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế” | a. Tấn công, luận tội- Xuống nước, đầu hàng | |
(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu tòa tuyên án đi cho.” Đến “Nào, anh, chuẩn bị đi” | b. Thuyết phục- Phản đối | |
(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết | c. Chấp thuận- Tán thưởng | |
d. Thăm dò- Lảng tránh |
(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế”
→ Cấu trúc đối thoại: Thăm dò- lảng tránh
(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu tòa tuyên án đi cho.” Đến “Nào, anh, chuẩn bị đi”
→ Cấu trúc đối thoại: Thuyết phục- phản đối; Chấp thuận- tán thưởng
(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết:
→ Cấu trúc đối thoại: Tấn công, luận tội- Xuống nước, đầu hàng
*Cách tổ chức cấu trúc đối thoại trong hài kịch thường mang nội dung đối nghịch từ đó thể hiện các tính cách trái ngược nhau của nhân vật trong đoạn trích Thực thi công lý: Sai- lốc một thương gia mưu mẹo, tham lam; Poóc-xi-a : đầy bản lĩnh, tự tin, thông minh…