Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Nga

G1/ Các nhóm chuẩn bị bài nói ( khoảng 5 phút ) về một trong hai yêu cầu sau:

a) Nói về nhiệm vụ của văn chương, tác giả hoài Thanh cho rằng :" Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình van trạng". Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.

b) Chứng minh những nét đặc sắc trong bài nghị luận của Hoài Thanh dựa theo gợi ý sau:

- Đặc sắc nghệ thuật: + Lí lẽ thuyết phục

+Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc

+ Bố cục mạch lạc, rõ ràng

+ Hình ảnh gợi tả ...

Giúp vs mai minh phải hc r

Thu Thủy
24 tháng 2 2017 lúc 18:00

@Quỳnh Nga

a) Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này in lại đã đổi tựa đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.

Nhóc Hạt Dẻ
24 tháng 2 2017 lúc 21:54

bà con ơi, đọc đi nghiện luôn :https://hoc24.vn/hoi-dap/question/185968.html, thề ko chơi khăm. Bật link này, nếu nó ra thêm %20 trong https://hoc24.vn/hoi-%20dap/question/185968.html thì xóa đi nha, nhấn enter nữa là xong ^^(xin lỗi mấy bạn tớ đăng nha! ko liên quan gì đến câu hỏi đâu, thật lòng xin lỗi mấy bạn)

Nguyen Thi Mai
4 tháng 3 2017 lúc 1:17

Ôn tập ngữ văn lớp 7

hatake kakasi
20 tháng 2 2018 lúc 21:01

Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.

Fan Thơ Nguyễn ™
15 tháng 4 2018 lúc 18:42

gianroiÔn tập ngữ văn lớp 7

Fan Thơ Nguyễn ™
15 tháng 4 2018 lúc 18:45

https://accounts.google.com/SignOutOptions?hl=vi&continue=https://www.google.com.vn/search%3Fei%3DIDvTWvWKHsqX8gWn9rOQDQ%26q%3D%25C4%2590%25E1%25BA%25BFn%2Bv%25E1%25BB%259Bi%2Bv%25C4%2583n%2Bch%25C6%25B0%25C6%25A1ng%2Bta%2Bth%25E1%25BA%25A5y%2B%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3c%2B1%2Bl%25E1%25BA%25BD%2Bs%25E1%25BB%2591ng%2Blu%25C3%25B4n%2B%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3c%2B%25C4%2591%25E1%25BB%2581%2Bcao%2B%25C4%2591%25C3%25B3%2Bl%25C3%25A0%2Btinh%2Bth%25E1%25BA%25A7n%2By%25C3%25AAu%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t%2Bn%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc%26oq%3D%25C4%2590%25E1%25BA%25BFn%2Bv%25E1%25BB%259Bi%2Bv%25C4%2583n%2Bch%25C6%25B0%25C6%25A1ng%2Bta%2Bth%25E1%25BA%25A5y%2B%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3c%2B1%2Bl%25E1%25BA%25BD%2Bs%25E1%25BB%2591ng%2Blu%25C3%25B4n%2B%25C4%2591%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3c%2B%25C4%2591%25E1%25BB%2581%2Bcao%2B%25C4%2591%25C3%25B3%2Bl%25C3%25A0%2Btinh%2Bth%25E1%25BA%25A7n%2By%25C3%25AAu%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t%2Bn%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc%26gs_l%3Dpsy-ab.3...10797.19518.0.19732.36.23.11.0.0.0.190.2239.15j7.22.0....0...1c.1.64.psy-ab..4.0.0....0.gnnJn2iNnPU

Fan Thơ Nguyễn ™
15 tháng 4 2018 lúc 18:45

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/191577.html

Phan Phúc Bình
4 tháng 3 2019 lúc 11:58

Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Văn chương lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Hay như nếu ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa”, câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Và còn rất nhiều những tác phẩm thơ ca chứng minh văn chương chính là tiếng nói phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng quanh chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn hồng quyên
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Tung Quan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Vân
Xem chi tiết
nguyen minh phuong
Xem chi tiết
Vân Hằng Cao
Xem chi tiết