Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
kayuha

Em thích nhất nhân vật nào trong truyện Tấm Cám?Vì sao ?(viết thành 1 bài văn)

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
8 tháng 8 2019 lúc 21:51

1.MỞ BÀI:
Giới thiệu nhân vật cô Tấm- nhân vật tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích

2.THÂN BÀI:
Tấm là người chịu thương chịu khó
Xuất thân trong gia đình mà cha mẹ đã mất phải ở với mẹ con dì ghẻ
Làm việc chăm chỉ hết ngày hết đêm nhưng lại bị đối xử bất công.
Tấm là người có số phận bất hạnh
Hiền lành chăm chỉ là thế nhưng Tấm lại bị mẹ con Cám ức hiếp, cướp công và hết lần này đến lần khác có ý định giết cám
Và là người hiền lành nên Tấm luôn có bụt giúp đỡ và những lần hóa thân trở về tìm lại sự sống, tìm lại hạnh phúc mà mình vốn được hưởng.

3.KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận về nhân vật Tấm, bài học cho chúng ta phải luôn mạnh mẽ đứng lên đấu tranh cho cuộc sống của chính mình.

minh nguyet
8 tháng 8 2019 lúc 23:50

Tham khảo:

Trong kho tàng văn học Việt Nam ngoài những tác phẩm truyện kí, thơ, phú, cáo…được nhiều người nhắc đến thì chúng ta còn nên nhớ đến một thể loại mà các bạn thiếu nhi hay thích nghe. Đó chính là thể loại truyện cổ tích. Có thể nói những câu chuyện cổ tích như mang hơi thở ngọt ngào của những quan niệm xưa như ở hiền gặp lành, nó là loại truyện mà dành cho trẻ em là nhiều nhất vì nó mang những yếu tố kì ảo lạ thường để cho trẻ em thỏa sức tưởng tượng. Đồng thời nó còn có những cái kết có hậu để dạy dỗ trẻ em làm người tốt. Trong những tác phầm truyện cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa… thì có lẽ truyện “Tấm Cám” cũng hấp dẫn biết bao nhiêu bạn đọc không chỉ trẻ con mà cả người lớn. Đặc biệt trong đó ta thấy nổi bật lên hình tượng nhân vật cô Tấm với những vẻ đẹp của người con gái thuở xưa.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi, sau đó ít năm người cha cũng chết, Tấm phải sống với dì ghẻ là mẹ của Cám. Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả dân gian đã đưa người đọc đến số phận quen thuộc trong truyện cổ tích. Ở với dì ghẻ, Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày đêm, từ chăn trâu, gánh nước đến thái khoai, vớt bèo, đêm xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó, Cám và mụ dì ghẻ thì ăn trắng mặc trơn, không phải nhúng tay vào việc gì. Sự hành hạ của mẹ con Cám không chỉ ở thể chất mà còn về tinh thần. Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ là y phục mà các thiếu nữ thời xưa lớn lên đều ao ước. Với cô Tấm nghèo khó, mồ côi nó càng trở nên quý giá. Bởi vậy mất chiếc yếm đỏ cũng có nghĩa là Tấm mất đi hy vọng được nhận yêu thương. Con cá bống còn sót lại trong giỏ cũng bị mẹ con dì ghẻ giết thịt.. Với một cô gái mồ côi, không nhận được sự chăm sóc nào thì chăm chút cho bống là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu được sẻ chia. Việc mẹ con Cám giết bống đã phá đi chỗ dựa tình cảm, cướp đi hy vọng vừa mới nhen lên trong lòng Tấm. Lần thứ ba Tấm khóc là khi cô không được đi dự hội làng, tước đoạt ở Tấm cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ với mọi người. Cuộc đời của Tấm là hiện thân của cuộc đời bị đày đọa, một hình ảnh tiêu biểu cho những số phận thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội phân chia giai cấp. Bởi vậy tiếng khóc tội nghiệp của Tấm có sức lay động bao trái tim nhân hậu, khơi gợi niềm cảm thông, chia sẻ của mọi người.

Đặc trưng của truyện cổ tích thường giải quyết mối xung đột thiện – ác theo hướng thiện thắng ác nhờ sự giúp đỡ của những nhân vật thần kì. Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng nên được Bụt giúp đỡ. Tấm mất yếm đào, Bụt cho hy vọng là con cá bống. Mất cá bống, Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không được đi hội, Bụt cho đàn chim sẻ xuống giúp Tấm. Bụt cho Tấm quần áo đẹp, giày đẹp, đưa Tấm đến gặp nhà vua, giúp Tấm trở thành Hoàng Hậu, đạt đến đỉnh cao của hạnh phúc. Hoàng Hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho cô gái mồ côi, nghèo khổ trong xã hội xưa. Điều đó một mặt phản ánh ước mơ của dân gian về triết lí “Ở hiền gặp lành” và ước mơ về một sụ đổi đời. Từ đó truyện cổ tích đã chữa lành hiện thực cuộc sống, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hy vọng ở tương lai công bằng, dân chủ của nhân dân lao động.

Nhưng Tấm Cám không chỉ đến đây là kết thúc, nó còn tiếp thêm một chặng đường nữa của nhân vật. Tấm tuy đã trở thành Hoàng Hậu nhưng vẫn bị cái ác săn đuổi tiêu diệt. Cô Tấm hiếu thảo trèo cây hái cau để cúng cha nhưng bị mẹ con Cám chặt cây giết chết. Nhưng cô Tấm hiền lành ngã xuống thì một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy, hóa thân trở về chống lại cái ác. Cây xoan đào, chim vàng anh, cây thị là nơi Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã. Nếu như ở phần đầu câu chuyện, mỗi lần Tấm khóc thì luôn có Bụt hiện lên giúp đỡ, thì ở phần sau, cuộc đấu tranh ác liệt hơn nhưng Tấm không còn khóc, cũng không thấy sự xuất hiện của Bụt, chỉ thấy Tấm hành động liên tiếp để chống lại kẻ thù. Sau bao lần hóa thân, Tấm trở về với cuộc đời, với làng quê bình dị, vẫn là cô gái đảm đang trong miếng trầu têm hình cánh phượng. Nhờ miếng trầu mà nhà vua nhận ra người vợ đảm của mình và đưa Tấm về cung. Nhưng Tấm hiểu rằng, không thể có hạnh phúc trọn vẹn khi cái ác còn tồn tại. Vì thế cô đã tự tay trừng trị mẹ con nhà Cám. Kết thúc đó nêu cao triết lí ‘ác giả ác báo” của nhân dân lao động.

Qua hình tượng nhân vật Tấm qua mọi thời điểm cuộc đời nàng ta thấy được vẻ đẹp của người con gái thuở xưa hiền lành lương thiện. Đồng thời nó cũng thể hiện cho quan niệm của ông bà ta là ở hiền thì gặp lành những người ở hiền thì có cuộc sống hạnh phúc những người xấu xa thì phải chịu những hậu quả mà mình tự gây ra. Không những thế ta còn thấy được sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vô cùng kịch liệt thế nhưng cái thiện luôn luôn thắng. Và con đường đến cái thiện để hạnh phúc là một quá trình gian nan vất vả.

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 8 2019 lúc 20:18

Truyện cổ tích là bình chứa ước mơ của người xưa. Thông qua truyện cổ tích, người nông dân gửi gắm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng trong xã hội. Truyện cổ tích đã gắn liền với mỗi chúng ta từ thuở còn nằm trong nôi. Những câu chuyện cổ tích qua lời kể dịu dàng của bà của mẹ ăn sâu vào trong tiềm thức của ta, theo ta lớn khôn tới tận bây giờ. Trong thế giới cổ tích đầy diệu kì và màu nhiệm ấy, tôi ấn tượng nhất với nhân vật anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”

Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Thân hình anh to cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền thể hiện vẻ hiền lành, phúc hậu. Mái tóc đen nhánh được búi lên đỉnh đầu. Đôi mắt anh đen láy ánh lên sự lanh lợi, thật thà. Làn da bánh mật chứng tỏ đã trải qua nhiều sương gió. Từ con người anh toát lên vẻ chân chất, đôn hậu của những người nông dân Việt Nam từ bao đời.

Mồ côi từ nhỏ, anh sớm phải đi ở cho phú ông. Là một chàng trai hiền lành, thật thà, cho nên, anh lúc nào cũng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những công việc khó khăn, vất vả anh đều sẵn sàng đảm đương một cách vui vẻ, chẳng bao giờ oán thán một lời. Anh dậy từ lúc chú gà trống cất tiếng gáy đầu tiên chào mừng buổi sáng, ra đồng khi sương vẫn còn phủ đẫm trên từng cành cây kẽ lá, lung linh như những hạt ngọc. Và khi trời đã tối không còn nhìn rõ mặt người, anh mới cùng chú trâu lững thững ra về. Nhờ sự lao động cần cù, chăm chỉ của anh, nhà phú ông chẳng mấy chốc có của ăn của để, trâu bò đầy chuồng, thóc gạo để đầy trong kho. Thế nhưng, phú ông gian manh, xảo quyệt lại lợi dụng sự thật thà, chân chất của anh. Ông ta hứa nếu anh chăm chỉ làm lụng cho ông, ông ta sẽ gả con gái cho.

Ngày thực hiện lời hứa cũng đến. Phú ông sai anh vào rừng, dặn anh tìm cho được cây tre trăm đốt rồi sẽ cho lấy con gái mình. Anh vào rừng với niềm hi vọng và tin tưởng. Nhưng, anh tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy cây tre trăm đốt nào. Cuối cùng, lúc anh bật khóc, Bụt đã hiện ra giúp đỡ. Nhờ có câu thần chú: “Khắc nhập, khắc xuất” của Bụt, anh đã có được cây tre trăm đốt và trừng trị cho lão phú ông một bài học. Anh Khoai hiền lành, tốt bụng rốt cục cũng có được hạnh phúc xứng đáng. Điều ấy cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành ta thường thấy trong truyện cổ tích:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa nhưng dường như lúc nào cũng có sức hút mới mẻ đối với tuổi ấu thơ của mỗi người. Truyện cổ tích sẽ mãi là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ta, dạy ta biết tin vào những điều thiện, điều tốt đẹp trong cuộc sống.


Các câu hỏi tương tự
Minh Huy
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
LiLyUwU
Xem chi tiết
Thanh
Xem chi tiết
Tú Sunn
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
Lưu Quang Phước
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Tiendz1411
Xem chi tiết