Ko chắc nhé!
Võ Quảng là nhà văn nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi. Đọc và tìm hiểu bài văn "Vượt Thác" của ông, chúng ta không chỉ ấn tượng trước dòng sông Thu Bồn thơ mộng, hùng vĩ, dữ dội mà còn cảm phục trước hình ảnh Dượng Hương Thư, 1 vị "thuyền trưởng" tài ba, quả cảm, dũng mãnh đã chèo lái con thuyền vượt qua thác dữ.
Dượng Hương Thư làm nghề chở hàng ngược xuôi trên sông Thu Bồn. Dượng có thân hình cường tráng. Đã ngoài 40 tuổi, ấy vậy mà sức vóc còn hơn khối đám thanh niên trai tráng. Bao con người sống quanh Thu Bồn, Dượng Hương Thư cũng là 1 người dân lao động bình thường. Ngày ngày chở hàng ngược xuôi theo dòng sông. Thế nhưng con người bình thường ấy lại rất kiên cường, có sức khỏe tráng kiệt, luôn bình tĩnh và dày dạn kinh nghiệm.
Khi vượt thác, Dượng Hương Thư là người "đứng chịu mũi sào", con thác đã ở ngay trước mặt. Tiếng nước chảy ào ào dữ dội. Dượng Hương Thư đánh trần đứng trên mạn thuyền phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe 1 tiếng "soạc", thép đã cắm vào sỏi. Dượng Hương Thư ghì chặt đầu sào lấy thế trụ lại giúp chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Lúc này mới thấy hết cái dáng cái dáng vẻ lực lưỡng của Dượng. Làn da nâu bóng, ánh mắt sáng cương nghị, ngực nở vòng cung, chiếc quần nâu sờn bạc.
Nước càng lúc càng mạnh, Dượng Hương Thư thả sào, rút sào nhanh như cắt. Thuyền cố nhích lên từng chút một. Trông Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng, các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cắp mắt nảy lửa ghì chặt con sào giống như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
Thuyền đã vượt qua thác dữ. Chú Hai và thằng Cù Lao thở ko ra hơi. Dượng Hương Thư cũng đã thấm mệt, mặt đỏ lên, mồ hôi ở 2 thái dương, ở vai, ở ngực túa ra như tắm. Dượng với chiếc quạt lá quạt từng nhát thật mạnh, những sợi tóc mai bết vào nhau bay phất phơ nhưng ánh mắt vẫn tươi vui, thỉnh thoảng Dượng lại cười, nụ cười thật hiền, thật dễ mến.
Lúc Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn lúc ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai nói gì cũng vâng vâng dạ dạ, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Bọn trẻ con trong xóm đứa nào cũng quý Dượng Hương Thư. Mỗi lần Dượng Hương Thư về là chúng lại bám theo hỏi đủ thứ chuyện. Dượng Hương Thư lại kể cho chúng nghe những chuyện gặp trên đường đi bằng cái giọng hiền hiền, đứt quãng, thế mà bọn trẻ đứa nào cũng chăm chú nghe và tỏ vẻ rất thích thú.
Dượng Hương Thư vừa dũng cảm, khéo léo trg công việc, lại vừa hiền lành, khiêm tốn nên Dượng luôn đc mọi người yêu quý. Qua hình ảnh Dượng Hương Thư em biết thêm về cuộc sống lao động của người dân trên con sông Thu Bồn.
Bài này mk lm rùi, nhưng ko nhớ lắm, vs lại để trên lp nên sr nha! Mk ko chắc chắn đâu! Nhưng hay thì tk nha!
Thanks!
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Trong văn bản "Vượt Thác"của Võ Quảng ,hình ảnh dượng Hương Thư là hình anh mà em thích nhất . Tác giả so sánh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" hình ảnh đầy sức gợi hình . Ngoại hình khỏe khoắn,dứt khoát,vững chắc. Tác giả nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trước thiên nhiên.Không chỉ vậy,cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ vơi một hình ảnh "dương Hương Thư lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẻ ,tính nết nhu mì,ai gọi cung xvaang vâng dạ dạ".Qua đó,tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động ,khiêm tốn ,nhu mì đến nhút nhát trong đời thường nhưng lại dũng mạnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc,trong khó khăn,thử thách.
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Tick nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên