*Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mội sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của...
Đọc tiếp
*Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mội sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
e) Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
(2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
(3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : "từ ... đến ..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?
g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:
- Xây dựng bố cục;
- Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng;
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh.