Bài 15: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) thể hiện quan điểm cá nhân trong việc xây dựng, bảo vệ Toà án nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân.

datcoder
12 tháng 7 lúc 11:52

Các biện pháp nhằm xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân theo quan điểm cá nhân là:

Thứ nhất, định hướng hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

Thực hiện chủ trương của Đảng, việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân nói chung và hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan và cần thực hiện theo một số định hướng chủ yếu sau đây:

Tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là phương thức giám sát có hiệu quả, góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Như vậy, chủ trương của Đảng về tăng cường công tác kiểm sát hoạt động tư pháp là hoàn toàn đúng đắn ở nước ta hiện nay.

Đẩy mạnh yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp: Đảng và Nhà nước đều chủ trương nhất quán và đưa ra mục tiêu quan trọng là công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phát hiện và xử lý hoặc yêu cầu xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động tư pháp làm xâm hại đến quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, một số nội dung hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

Hoàn thiện về phương thức kiểm sát hoạt động tư pháp: Công tác kiểm sát trong từng khâu công tác, từng lĩnh vực cần phải được xác định rõ các phương thức, cách thức thực hiện. Theo đó, cần đảm bảo hoạt động kiểm sát phải được tiến hành hết sức chặt chẽ, đúng quy trình; cần bổ sung quy định áp dụng các phương pháp trực tiếp kiểm sát, tham gia phiên tòa, phiên họp, trực tiếp tham gia vào hoạt động tư pháp khác trong các công tác kiểm sát, để tăng cường phát hiện vi phạm trong các hoạt động. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về căn cứ, điều kiện áp dụng phương thức kiểm sát trực tiếp hoặc kiểm sát qua bản án, quyết định.

Đối với các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp: Cần quy định chặt chẽ và có phân biệt các trường hợp, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu trong từng lĩnh vực công tác để thực hiện thống nhất. Quy định cụ thể hơn về nội dung và hình thức kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu để bảo đảm việc thực hiện các quyền này có căn cứ, đúng pháp luật, được chấp nhận và thực hiện nghiêm túc. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan, cá nhân, tổ chức bị yêu cầu, kiến nghị trong việc trả lời, thực hiện và giải quyết từng loại yêu cầu, kiến nghị cụ thể trong từng lĩnh vực công tác kiểm sát hoạt động tư pháp để tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, có căn cứ rõ ràng để xác định vi phạm của các chủ thể bị yêu cầu, kiến nghị.