Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Dungg Nhii

Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan Cho ví dụ cụ thể

Linh Phương
27 tháng 4 2017 lúc 21:09

Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
Điểm khác nhau cơ bản giữa ba phạm trù trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa, có nhiều thế lực trong xã hội và trên thế giới dựa vào tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo để xách động một số người chống đối lại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, lực lượng của tín ngưỡng và tôn giáo trong xã hội chẳng những không nhỏ, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự yên bình của cuộc sống. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

Bình luận (0)
Chu Phương Uyên
27 tháng 4 2017 lúc 22:12
1. Sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan 1.1. Sự giống nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan Giống như sự giống nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng dân gian, tức là đều tin vào những điều mà mắt mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng; hạ là, những tín điều của tín ngững dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan. 1.2.Sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan Một là, xét về mục đích, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín dị đoan lấy mục đích kiếm tiền là chính. Người hoạt động trong lĩnh vực này chỉ làm việc với khách hàng khi có tiền. Hai là, nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này. Ba là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia. Bốn là, nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất của, chết đuối, ốm đau, hỏa hoạn,…), còn bình thường, có lẽ họ chẳng gặp thầy bói làm gì. Năm là, nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình.
Bình luận (0)
Triều Huỳnh Phạm Long
26 tháng 3 2018 lúc 20:59

Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
Điểm khác nhau cơ bản giữa ba phạm trù trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa, có nhiều thế lực trong xã hội và trên thế giới dựa vào tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo để xách động một số người chống đối lại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, lực lượng của tín ngưỡng và tôn giáo trong xã hội chẳng những không nhỏ, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự yên bình của cuộc sống. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

Bình luận (0)
Phùng Anh Tú
7 tháng 5 2018 lúc 20:18

Tôn giáo, tín ngường là lòng tin, là sự sùng bái vào cái gì đó thần bí trong khi đó mê tín dị đoan là quá tin (tin đến mức mê muội) vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên.

Bình luận (0)
HUY Lê MINH
12 tháng 5 2019 lúc 18:24

Giống nhau :
Tín ngưỡng, tôn giáo , mê tín dị đoan đều là niềm tin của con người vào 1 thứ vô hình.
Khác nhau :
Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó thần bí , hư ảo, vô hình như : thần linh, thượng đế...Chưa có hệ thống tổ chức, quan niệm giáo lí và người truyền giáo, không gây hậu quả xấu đến bất kì cá nhân hay tập thể nào.
ví dụ : tín ngưỡng thờ cúng thần linh..
Tôn giáo là 1hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức , có những quan niệm, giáo lý, người truyền giáo thể hiện sự sùng bái thượng đế, thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái đó. Nó không gây hại đến bất kì cá nhân hay tập thể nào .
ví dụ : đạo Phật, đạo Thiên Chúa ...
Mê tín dị đoan là niền tin của con người vào điều mơ hồ, nhảm nhí, không có thật, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian , tài sản và có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng con người.
Ví dụ : bói toán, chữa bệnh bằng phù phép ...
Hiện nay, trong xã hội có một số kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạt những điều vô lí, nhảm nhí, mang tính mê tín dị đoan ; gây mất đoàn kết , chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau hay lợi dụng tín ngưỡng , tôn giáo để làm trái pháp luật, chủ trương của nhà nước. Vì vậy , mỗi công dân cần hiểu rõ về tín ngưỡng, tôn giáo , quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo và trách nhiệm của công dân về tín ngưỡng, tôn giáo để không bị lợi dụng làm những việc trái với đạo dức , nhân phẩm, pháp luật.

Bình luận (0)
NguyenthucViet
6 tháng 5 2021 lúc 20:34

Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật... Ví dụtín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. ... - Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất  muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
7A5 ANH
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
Emily
Xem chi tiết
Ken Gaming TV :3
Xem chi tiết
HaHaNee
Xem chi tiết
ミ★ΉảI ĐăПG 7.12★彡
Xem chi tiết
Hoang NGo
Xem chi tiết
tik tok chine
Xem chi tiết
phạm ngọc hân
Xem chi tiết
kakashi
Xem chi tiết