Bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử

Thủ Lĩnh Thẻ Bài

Em hãy nêu bộ luật Hồng Đức ban hành dưới triều ?

Eren Jeager
22 tháng 7 2017 lúc 18:56

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v

Bình luận (0)
Thịnh Xuân Vũ
22 tháng 7 2017 lúc 19:29

*Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới triều:
- Bộ luật Hồng Đức đã trãi qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Lê Thánh Tông ban hành bộ luật “Quốc triều hình luật”.
Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị lớn nhất của thời phong kiến nước ta.
*Nội dung:
- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
- Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,
- Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
- Quyền lợi và địa vị của người phụ nữ được tôn trọng.

Bình luận (0)
Đạt Trần
22 tháng 7 2017 lúc 21:10

Lê triều hình luật, hay Quốc triều hình luật được biên soạn dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1483), niên hiệu Hồng Đức, nên được gọi là Luật Hồng Đức. Lê triều hình luật có tham khảo luật nhà Đường (Trung Quốc). Tuy nhiên, đó không phải là sự sao chép thuần túy các quy định của pháp luật thời Đường, mà thể hiện rất rõ nét đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc hiện thực xã hội nước ta thế kỷ XV. Luật của nhà Đường lấy tính cách và tinh thần người Trung Quốc làm khuôn mẫu, do đó, trong rất nhiều quy định đã xuất phát từ điều kiện sinh hoạt của người Trung Quốc, với những ràng buộc mà khi áp dụng cho các quốc gia khác, trong đó có nước ta, sẽ trở nên không phù hợp. Hơn thế nữa, các hình phạt của luật nhà Đường hướng đến mục đích củng cố vương quyền, còn các quy định của Lê Thánh Tông trong Luật Hồng Đức không chỉ giới hạn trong yếu tố bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc Nghiên cứu bộ Lê triều hình luật cho thấy, những quy định trong bộ luật này có rất nhiều điểm tiến bộ so với các bộ luật đương thời trong khu vực châu Á. Chẳng hạn trong bộ Luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong bộ Luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
23 tháng 7 2017 lúc 9:58

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v

Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.

Bình luận (0)
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
25 tháng 7 2017 lúc 14:00

* Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, quần, địa chủ.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Bình luận (0)
Phạm Trí Tùng
25 tháng 7 2017 lúc 15:55

Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sherry
Xem chi tiết
Nguyễn Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
pham thi phuong linh
Xem chi tiết
nữ thám tử nổi tiếng
Xem chi tiết
CHÂU LÊ MINH
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vy
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Trung Giản
Xem chi tiết
vũ thị thái hà
Xem chi tiết