Do tác động của không khí lạnh mạnh kết hợp với dải áp thấp xích đạo,[a] các nhiễu động trên cao và cuối cùng là áp thấp nhiệt đới, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu những trận mưa rất lớn từ ngày 1 đến 6 tháng 11 năm 1999, gây ra lũ lụt nghiêm trọng, nhấn chìm nhiều huyện, thị xã, làm thiệt hại tài sản lên đến gần 3.800 tỷ đồng và số người chết là 595. Tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất là Thừa Thiên-Huế, do đó trận lũ lụt đã đi vào ký ức khó phai mờ của người dân tỉnh này.[5]
Trong lúc nhân dân cả nước đang náo nức kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì miền Trung oằn mình trong bão lũ. Người dân cả nước xót xa khi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình.
Những ngày tháng chín, tháng mười, bão và áp thấp nhiệt đới thay nhau đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây nên mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Mưa giăng trắng trời, trắng đất. Lũ từ trên núi cao ầm ập bất ngờ đổ xuống. Các đập thủy điện quá tải vì lượng nước không lồ, không kịp mở cửa xả lũ nên có nguy cơ bị vỡ. Hồ thủy lợi Khe Mơ thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, dung tích bảy trăm ngàn mét khối bị vỡ đập chính. Nước ở các dòng sông dâng cao vượt báo động nguy hiểm cấp ba. Các dòng sông vốn phẳng lặng, hiền hòa là thế, bỗng trở nên hung hãn. Dòng nước đục ngầu, giận dữ cuốn phăng tất cả những gì nó gặp trên đường. Chao ôi, nước ở đâu ra mà nhiều đến thế. Xóm làng trù phú xanh tươi giờ đây biến mất, chỉ còn những ngọn cây cao, những nóc nhà nhô lên, ngấp ngoái giữa một vùng mênh mông, trắng xóa. Gió mưa mù mịt, thi nhau quất roi xuống mặt đất. Cơn thịnh nộ của thiên nhiên mới khủng khiếp làm sao!
Lòng người nhói đau khi chứng kiến tình cảm điêu đứng của nhân dân miền Trung trong trận đại hồng thủy. Người dân chạy đến trường học, trụ sở ủy ban, trạm y tế xã để tá túc. Hàng nghìn người chen chúc, thiếu lương thực, thiếu nước sạch, thiếu cả những vật dụng sinh hoạt tối thiểu. Lũ ập đến bất ngờ, không ai kịp mang theo tài sản chạy lũ. Họ ngồi nhìn ra ngoài trời, mặt tím tai, bơ phờ vì đói khát, vì lo lắng và hoảng sợ. Xót xa nhất là tình cảnh của những người còn mắc lại trong những ngôi nhà ngập sâu trong nước. Họ dỡ ngói chui lên nóc nhà. Những bàn tay chới với, khẩn thiết vẫy gọi người cứu tế. Đã có nhiều người chết và mất tích.
Trong hoạn nạn, tình người tỏa sáng. Dưới trời mưa tầm tả, các cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ khẩn trương ứng cứu, sơ tán dân ra khỏi vùng ngập sâu an toàn. Mọi người ấm lòng khi thấy các anh thoăn thoắt bế những em nhỏ, dìu những cụ già, đỡ mọi người lên xuồng chạy lũ. Những thùng mì tôm, những chai nước sạch được chuyển đến tận tay người dân vùng lũ. Phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung dấy lên trong cả nước. Lương thực, thuốc men, quần áo … được đưa đén tận tay từng gia đình. Sự động viên, chia sẻ cả về vật chất và tinh thần đó mới đang quý làm sao!
Sau trận lũ, nhà cửa hoang tàn, đồng ruộng xác xơ, cuộc sống của người dân khốn khó trăm bề. Mọi người không chỉ thấm thía về ý nghĩa của tình thương trong hoạn mà còn thấm thía ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường bên vững của con người.
Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên ti vi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2009 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.
Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm ton của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !
Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.
Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!