Em hãy đọc trường hợp, quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Thị trường hàng hóa X ở 1 thành phố trong năm nay cod nhiều biến động tại một số thời, làm cho giá cả biến động tại một số thời điểm, làm cho giá cả biến động theo. Tịa các mức giá khác nhau lượng sản phẩm được mua bán như sau:
a) Em có nhận xét gì về lượng cung, lượng cầu mặt hàng X tại các mức giá trong bảng số liệu.
b) Thị trường đạt trạng thái như thế nào tại mức giá 30 triệu đòng/ tấn? Tại mức giá đó, mối tương quan giữa lượng cung và lượng cầu như thế nào?
c) Theo em, khi thị trường có trạng thái cung lớn hơn cầu, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng sẽ đưa ra lựa chọn như thế nào?
d) Em có nhận xét gì về vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế?
a. Nhận xét về lượng cung, lượng cầu mặt hàng X tại các mức giá trong bảng số liệu:
- Khi giá cả của mặt hàng X đạt mức cao nhất là 50 triệu đồng/tấn thì lượng cầu hàng hóa ở mức thấp nhất (chỉ đạt 18 nghìn tấn/tháng) và lượng cung hàng hóa ở mức cao nhất (đạt 36 nghìn tấn/tháng).
- Khi giá cả của mặt hàng X ở mức thấp nhất là 10 triệu đồng/ tấn thì lượng cầu hàng hóa ở mức cao nhất nhất (đạt 40 nghìn tấn/tháng) và không có lượng cung hàng hóa.
b. Tại mức giá 30 triệu đồng/ tấn, thì lượng cung và cầu mặt hàng X ngang bằng nhau. Điều này khiến cho thị trường đạt trạng thái cân bằng.
c. Khi thị trường có trạng thái cung lớn hơn cầu, khiến cho giá cả sản phẩm hạ xuống. Lúc này, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những quyết định đó là: Người sản xuất sẽ thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, khiến cho lượng cung hàng hóa dần sụt giảm còn người tiêu dùng sẽ tăng mua sản phẩm, khiến cho lượng cầu về hàng hóa tăng lên.
d. Vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế: Cung - cầu có tác dụng dụng điều tiết quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả.