Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn Hnói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”.Nghe xong, bạn Kliền đáp:“Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy". Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.

- Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?

- Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?

- Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?

Tình huống 2. Vào kì nghỉ hè, bạn T và bạn H rủ nhau dùng ná đi bắn chim. Thế nhưng, mấy ngày trôi qua, cả hai vẫn chưa đạt được kết quả gì. Thấy vậy, bạn T bảo: “Hay mình học cách làm súng tự chế thay cho nó để bắn chim”. Bạn H nói: “Không T ơi, làm như vậy nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn lắm”.

- Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim có vi phạm các quy định của pháp luật không? Vì sao?

- Em có tán thành ý kiến của bạn H không? Vì sao?

datcoder
7 tháng 7 lúc 16:34

* Trả lời câu hỏi tình huống 1:

- Hành vi tàng trữ, đốt pháo tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ. Vì: trong pháo có chứa thuốc pháo; khi gặp những tác động cơ học, lí học, nhiệt học hay hóa học,… thì đều có thể gây nổ.

- Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả:

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh.

+ Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.

+ Gây ô nhiễm môi trường.

- Em không tán thành với ý kiến của H. Vì: việc đốt pháo tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, trong ngày tết, chúng ta có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, bổ ích và lành mạnh khác, như: gói bánh chưng cùng gia đình; chơi các trò chơi dân gian,..

* Trả lời câu hỏi tình huống 2:

- Nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Vì: khoản 2 Điều 5 Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: nghiêm cấm thực hiện hành vi: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất,… các loại vũ khí, vật liệu nổ,…

- Em tán thành với ý kiến của bạn H, vì: bên cạnh việc vi phạm pháp luật, hành động tự chế vũ khí còn tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh.

+ Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.