Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Luật Khiếu nại năm 2011

Điều 2. Giải thích từ ngữ (trích)

1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vị hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẳm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vị đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại (trích)

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vị dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại:

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thê tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị. em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vì dân sự đây đủ đề thực hiện việc khiêu nại;

b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiểu nại là người được trợ giúp pháp li theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lí tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho trợ giúp viên pháp lí khiếu nại đế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,

c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyển cho người đại điện hợp pháp tham gia đối thoại;

d) Được biết, đọc. sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước,

đ) Yêu câu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lí thông tin, tài liệu liên quan tới nội dụng khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trữ thông tín, tài liệu thuộc bí mật nhà nước,

e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

g) Đưa ra chứng cứ vẻ việc khiếu nại và gỉai trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại:

i) Được khôi phục quyền; lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bởi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toá án theo quy định của Luật tố tụng hành chính,

l) Rút khiếu nại. 

Điều 13. Quyền, nghĩa vu của người bị khiêu nại (trích)

1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thụ thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tịn, tài liệu thuộc bí mật nhà nước. 

(2) Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ X bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H ra quyết định thụ hồi giấy phép hoạt động vi không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ X không đồng ý với quyết định thụ hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tim hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ X nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rứt đơn khiếu nại.

(3) Bà Y được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 100m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 100m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà Y đã uỷ quyên cho con gái làm đơn khiểu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghỉ xem xét, giải quyết đề bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình

1/ Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

2/ Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về khiếu nại có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân và đối với Nhà nước? Nêu ví dụ về việc thực hiện tôt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống thực tiễn.

datcoder
14 tháng 7 lúc 8:57

1/ - Trong trường hợp 2, Trung tâm Ngoại ngữ X đã thực hiện quyền của công dân về khiếu nại bằng việc gửi đơn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét lại quyết định thu hồi giấy phép hoạt động đối với trung tâm; tìm hiểu các thông tin liên quan đến sự việc; rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là có căn cứ và đúng với quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp 3, bà Y đã thực hiện quyền của công dân về khiếu nại bằng việc uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

2/ - Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân: 

+ Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

+ Là điều kiện để công dân tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước và xã hội. 

+ Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống thực tiễn:

+ Người dân chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật, nhờ luật sư tư vấn trước khi làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng đề nghị xem xét giải quyết vấn đề của mình. 

+ Người dân được nhận bồi thường thiệt hại, được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm sau khi việc giải quyết khiếu nại hoàn thành.