Ngày thành lập của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được coi là Đại hội I nhưng không hoạt động được.
Tại Đại hội II (1903), khi thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chia thành 2 phái: phái đa số do V. I. Lênin đứng đầu gọi là "Bônsêvich", phái thiểu số do L. Mactôp đứng đầu gọi là "Mensêvich".
Tới Đại hội VI họp ở Praha (1912), những người Bônsêvich cắt đứt quan hệ với Mensêvich, thành lập Ban Chấp hành Trung ương do Lênin lãnh đạo và Văn phòng Nga của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga để chỉ đạo các công tác trong nước, thường gọi là Đảng Bônsêvich. Đại hội VII (1918) đổi thành Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Nga. Đại hội XIV (1925) đổi thành Đảng Cộng sản (Bônsêvich) toàn Liên bang.
Như vậy, phái thiểu số "Mensêvich" trong Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, do L. Mactôp đứng đầu ngay từ khi thành lập về cơ bản đã bị suy yếu dần cho đến khi Cách mạng tháng Mười Nga (tháng 10 năm 1917 theo lịch cũ của Ngã) nổ ra thì tan rã.