Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung bộ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Vậy lãnh thổ có các thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển các ngành kinh tế biển?

datcoder
24 tháng 3 lúc 18:05

* Thế mạnh

 - Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Vùng biển rộng với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn; hệ sinh thái vùng biển, đào đa dạng, nhiều vũng vịnh, dầm phá.

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều dãy núi chạy sát ra biển tạo thành các b đào, vũng vịnh kín gió, gần với tuyến đường biển quốc tế

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển nổi tiếng, các đào

+ Tài nguyên khoáng sản biển nổi bật: có tiềm năng lớn là dầu mỏ và khí tự nhiên; ngoài ra có cát thuỷ tỉnh, ti-tan, sản xuất muối

 - Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô dân số lớn, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó và trình độ ngày càng được nâng cao

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hiện đại, khoa học – công nghệ được đổi mới theo hướng chuyên môn hóa phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Nhiều chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển được chú trọng gắn với các hoạt động kinh tế của người dân tại các địa phương.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời với nhiều nét đặc sắc về văn hoá và truyền thống sản xuất của cộng đồng các dân tộc

* Hạn chế

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán....) gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.