Hòa tan 1,0 gam mẫu đá vôi có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất Fe2O3 vào 100ml dung dịch HCl vừa đủ sinh ra 0,1792 khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là
Giải thích cách làm giúp em ,em cảm ơn
Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 14,56 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn lại 6 gam chất rắn.
Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Có 1 hỗn hợp A gồm CaCO3, Mg CO3, Al2O3 cân nặng 0,602 gam. Hòa tan A vào 50ml dung dịch HCl 0,5M. Để trung hòa lượng axit dư cần 41,4 ml dung dịch NaOH 0,2M. Khí CO2 thoát ra ngoài khi hòa tan A hấp thự vào 93,6 ml dung dịch NaOH có nồng độ % bằng a% ( d=1,0039g/ml), sau đó thêm lượng dư dung dịch BaCl2, thấy tạo ra 0,788 gam kết tủa và khi đun sôi lại tạo thêm được 0,134 gam kết tủa nữa. Giả thiết các phản ứng sảy ra hoàn toàn. Hãy cho biết:
a. thành phần % các chất trong A
b. Tính a?
Hỗn hợp A gồm 0,56 g Fe và 16 g Fe2O3.Trộn A với m gam bột nhôm rồi nungở nhiệt độ cao (không có không khí), thu được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong dung dịch H2SO4loãng dư thì thu được a lít khí, nhưng cho D tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì thể tích khí thu được là 0,25a lít (trong cùng điều kiện). Khoảng giá trị của m là
A. 0,54 < m < 2,70. B. 2,7 < m < 5,4.
C. 0,06 < m < 6,66. D. 0,06 < m < 5,4.
Cho 32g hỗn hợp A gồm CuO và Fe2O3 tan hết trong 500ml dung dịch HNO3. Sau phản ứng trung hòa axit dư bằng 50g dung dịch Ca(OH)2 7.4% rồi cô cạn dung dịch thu được 88.8g muối khan.
a, Tính % khối lượng mỗi oxit ban đầu.
b, Tính nồng độ M của dung dịch HNO3.
Giải giúp mình bài này với, cảm ơn trước ạ.
P/s: nhưng giải theo cách lập phương trình nhé (kiểu "Gọi x và y lần lượt là số mol của CuO và Fe2O3. Từ đó ta có phương trình" ý). Thanks nhiều ạ <3.
a) R, X, Y là các kim loại hoá trị III, NTK tương ứng là r, x, y. nhúng hai thanh kim loại R cùng khối lượng vào hai dung dịch muối nirat của X và Y. Người ta nhận thấy khi số mol muối nitrat của R trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất giảm a% và thanh thứ hai tăng b% ( giả sử tất cả kim loại X,Y bám vào thanh R ).
Lập biểu thức tính r theo a, b, x, y.
b) áp dụng: X là Cu, Y là Pb, a = 0.2%, b = 28.4%
Lập biểu thức tính r ứng với trường hợp R là kim loại hoá trị III, X hoá trị I và Y hoá trị II, thanh thứ nhất tăng a% thanh thứ hai tăng b% các điều kiện khác như phần a).
hòa tan 62g Na2O vào nước được dung dịch A có thể tích 200ml, cho 3,36l CO2 đktc lội chậm qua dung dịch A, phản ứng kết thúc thu được dung dịch B Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A và B
Cho 14.3 g hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu vào 150g dung dịch H2SO4 loãng người ta thu được 4,48 lít khí (đktc)
a) Viết phương trình hóa học đã xảy ra
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được
Cho 3,68g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch A và 2,24 lít H2(đktc)
a) Tính hàm lượng phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Thêm vào A lượng dư dung dịch NaOH rồi đem lọc rửa kết tủa mới tạo thành nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m nhỏ gam chất rắn. Tính m??