- Tình hình phát triển giao thông vận tải:
Ngành giao thông vận tải nước ta trong những năm qua phát triển với tốc độ nhanh. Khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng, trong đó đường bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất. Mạng lưới giao thông vận tải được mở rộng, các loại hình giao thông đa dạng, chất lượng vận tải ngày càng tăng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
- Các tuyến đường bộ chính, đường sắt, các cảng biển và cảng hàng không lớn:
+ Đường bộ: Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ đông sang tây, cấu trúc địa hình khá đa dạng. Vì vậy, trên lãnh thổ đã hình thành các tuyến đường huyết mạch nối liền các miền tự nhiên, các vùng kinh tế. Các tuyến chạy theo hướng bắc – nam như: quốc lộ 1 ở phía đông, đường Hồ Chí Minh ở phía tây, các tuyến cao tốc Bắc - Nam,.... Các tuyến Đông – Tây kết nối các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với nước láng giềng Lào là: quốc lộ 7, 8, 9,...
+ Đường sắt: Các tuyến đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc, trong đó đường sắt Bắc – Nam (Thống Nhất) là tuyến đường quan trọng nhất. Trong những năm gần đây đã xuất hiện đường sắt ở các đô thị như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...
+ Đường thuỷ nội địa chủ yếu vận chuyển hàng hoá, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đường biển: Mạng lưới giao thông vận tải biển với các tuyến nội địa, quốc tế và hệ thống cảng biển ở nước ta ngày càng phát triển. Các cảng biển quan trọng là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,....
+ Đường hàng không: Mạng lưới đường bay nội địa và quốc tế được mở rộng gắn với các cảng hàng không. Tính đến năm 2021, hệ thống cảng hàng không của nước ta gồm 22 cảng, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. Các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất là cửa ngõ quốc tế, đầu mối giao thông chính